Page 25 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 25
25
9)
Nguyễn Tất Thành đến nước Mỹ .
- Điện tín số 125.S của Chánh mật thám Sài Gòn. Bản chụp lưu tại Viện Hồ
Chí Minh.
- Đêvít Đenlingiơ: Nói chuyện với Hồ Chủ tịch, Tạp chí Libération, tháng
10-1969.
Tháng 12, ngày 15
Từ Niu Oóc (New York), Nguyễn Tất Thành gửi thư cho Khâm sứ Trung Kỳ nhờ
cho biết tình hình và địa chỉ của cha là Nguyễn Sinh Huy. Thư cho biết đã gửi cho
ông Nguyễn Sinh Huy ba ngân phiếu nhưng mới chỉ nhận được một lần trả lời. Thư
ký tên Paul Tất Thành, kèm theo địa chỉ hòm thư lưu: Số 1, đường Đô đốc Cuốcbê
(Courbet), Lơ Havơrơ, Pháp.
- Điện tín số 125.S của Chánh mật thám Sài Gòn. Bản chụp lưu tại Viện Hồ
Chí Minh.
- D. Hémery: Jeunesse d'un colonisé, genese d'un exil..., Approche - Asie
No11 - 1992, p.132.
Tháng 12
Cùng với bức thư gửi cho phụ thân, Nguyễn Tất Thành còn gửi một bức thư cho
ông Nguyễn Sinh Khiêm thời kỳ này đang giúp việc vặt ở Toà Khâm sứ Trung Kỳ.
Nguyễn Tất Thành nhờ anh trai vận động xin cho Thành vào học Trường Thuộc địa
tại Pari. Ông Khiêm đã gửi bức thư cho Toàn quyền Anbe Xarô (Albert Sarraut) và
10)
lá thư đã được chuyển tới Khâm sứ Trung Kỳ .
- Thu Trang: Nguyễn Ái Quốc ở Pari (1917- 1923), Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2002, tr.427- 428.
Từ sau khi đến Niu Oóc
Nguyễn Tất Thành vừa đi làm thuê để kiếm sống vừa tìm hiểu đời sống của những
người lao động Mỹ.
Năm 1966, trong một lần tiếp nhà báo Mỹ Đêvít Đenlingiơ (David Delingher), Bác
Hồ có nói: “Khi trở về Mỹ ông có thể nói rằng tôi đã đi ở cho người ta ở Brúclin
(Brooklin) với lương tháng 40 đôla, còn bây giờ làm Chủ tịch nước Việt Nam tôi
được lĩnh 44 đôla”.
"... Tôi làm việc không đến nỗi vất vả lắm và dùng một số thời gian rảnh để học tập
và đi thăm những khu vực trong thành phố”.
Người còn nhắc đến chuyện đi xe điện ngầm tới thăm khu Háclem và rất xúc động
trước điều kiện sống của người da đen.
- Đêvít Đenlingiơ: Nói chuyện với Hồ Chủ tịch, Tạp chí Libération, tháng
10- 1969.
Khoảng cuối năm 1912