Page 20 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 20

20

                   8) Lời khai của bà Nguyễn Thị Thanh với mật thám Pháp ngày 7-5-1920 nói rõ lúc
                   thân phụ của bà đi nhậm chức tri huyện Bình Khê có đưa Nguyễn Tất Thành và

                   Nguyễn Tất Đạt đi cùng.
                    Đối chiếu với nguồn tài liệu khác: Bác nói với đồng chí Phạm Ngọc Thạch rằng,
                   lúc Bác vào Quy Nhơn thì Phạm Ngọc Thạch mới sinh (7-5-1909), như vậy Bác có
                   mặt ở Quy Nhơn cùng lúc với phụ thân đến nhậm chức vào khoảng đầu tháng 6-
                   1909.

                   9) Trong tờ trình của Bộ Lại ngày 29-5-1909 (ngày 14-4 năm Duy Tân thứ 3) ghi
                   rõ:

                   “Bộ Lại tâu,

                   Phụng Chiếu tri huyện huyện Bình Khê (tỉnh Bình Định) hiện nay đang khuyết (do
                   Hồ Tiếu Khanh dính líu tiền nong bị triệt hồi chờ xét), tỉnh ấy đã phái viên hậu bổ
                   Phạm Lê Doãn kiêm tạm.
                   Bộ tôi chọn trong các người tại chức lâu năm đang được bổ dụng (là các ông trước
                   tác tòng chức hành tẩu Bộ Lễ Lê Văn Tường, trước tác tòng chức thừa biện Bộ Lễ
                   Nguyễn Sinh Huy, biên tu tòng chức hành tẩu Bộ Hình Nguyễn Đình Quảng), 12
                   ngày trước nhóm bàn, tiếp công văn trả lời của quý Khâm sứ đại thần Gơrôlô rằng
                   y bổ Nguyễn Sinh Huy làm tri huyện Bình Khê. Xét trước tác tòng chức thừa biện
                   Bộ Lễ Nguyễn Sinh Huy (bốn mươi tám tuổi, người tỉnh Nghệ An, đỗ phó bảng
                   tháng 4 năm Thành Thái thứ 13 bổ thụ chức kiểm thảo, làm thừa biện Bộ Lễ, tháng
                   2 năm Duy Tân thứ 2 thăng chức tu soạn thư trước tác, tháng 3 cùng năm lĩnh chức

                   trước tác thực thụ) xin cải bổ chức đồng tri phủ lãnh chức tri huyện huyện này”.
                   10) Ông Phạm Ngọc Thọ là thân sinh cố Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch, lúc
                                                                       e
                   đó là trợ giáo hạng nhì (instituteur auxiliaire 2  classe) của Trường tiểu học Pháp -
                   Việt Quy Nhơn.

                   11) Năm 1960, tập sách Bác Hồ do nhiều tác giả viết, được Nxb. Văn học in tại Hà
                   Nội. Khi đọc bài Quê hương và thời niên thiếu của Hoài Thanh và Thanh Tịnh viết,
                   Bác nói với đồng chí thư ký hai ý:

                   - Bác không có ý định dừng lại Phan Thiết song đến đó thì tiền lộ phí đã cạn mới
                   quyết định ở lại tìm việc làm để có tiền đi tiếp cuộc hành trình.

                   - Bác không dạy học ở Phan Thiết lâu đến “bảy, tám tháng” như Hoài Thanh và
                   Thanh Tịnh đã viết.
                   (Ý kiến của đồng chí Vũ Kỳ trong buổi làm việc với Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng
                   Trung ương về bản thảo Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh).

                   - Theo Nguyễn Tất Đạt, lương tháng trợ giáo của Nguyễn Tất Thành là 8 đồng.
   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25