Page 16 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 16
16
- Hồi ký của các ông Lê Thiện, Lê Thanh Cảnh. Tài liệu lưu tại Bảo tàng Hồ
Chí Minh.
NĂM 1908
Tháng 4, ngày 12
Nguyễn Tất Thành tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân Thừa Thiên.
Thời kỳ này, hưởng ứng phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước, nông dân các
1
tỉnh Trung Kỳ nổi dậy chống thuế . Họ đi tay không. Họ chỉ đòi giảm thuế. Để tỏ
tình đoàn kết nhất trí, họ đều cắt tóc ngắn và gọi nhau là “đồng bào”.
Vì những hoạt động yêu nước, tham gia cuộc đấu tranh của nông dân, Nguyễn Tất
Thành đã bị thực dân Pháp để ý theo dõi. Ông Nguyễn Sinh Sắc cũng bị chúng
khiển trách với lý do đã để cho con trai có những hoạt động bài Pháp.
- Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch,
Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1975, tr.12.
- Hồ sơ của mật thám Pháp. Tài liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 8
Nguyễn Tất Thành với tên gọi Nguyễn Sinh Côn có thể được nhận vào Trường
Quốc học Huế, theo thư của ông Hiệu trưởng Quốc học Sukê (Chouquet) gửi ông
Khâm sứ Trung Kỳ.
- Thư của ông Sukê (Chouquet) ngày 7-8-1908 7). Tài liệu lưu tại Trung
tâm Lưu trữ hải ngoại (CAOM), ký hiệu RI tủ GGI, hộp RSA.
- Báo Lao động số Tết Ất Dậu (2005), bài của Nguyễn Đắc Xuân.
Tháng 9
Nguyễn Tất Thành vào lớp trung đẳng (cours moyen) tại Trường Quốc học Huế.
Thời kỳ này Trường Quốc học Huế (Quốc gia học đường) có các lớp sơ đẳng, trung
đẳng và cao đẳng (cours supérieur). Trường dạy Pháp văn, Việt văn và Hán văn,
ngoài ra còn dạy các môn khoa học khác. Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính dạy trong
trường.
Trong thời gian học tại Trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành được chứng kiến
bọn thực dân Pháp khinh rẻ, bóc lột, hành hạ người Việt Nam, nhà trường ca ngợi
chế độ thực dân phong kiến.
Nguyễn Tất Thành còn được nghe kể về những hành động của những ông vua yêu
nước như Thành Thái, Duy Tân và những bàn luận về con đường cứu nước trong
các sĩ phu yêu nước.
- Hồi ký của ông Lê Thiện, Lê Thanh Cảnh. Tài liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí
Minh.