Page 18 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 18
18
11)
Dục Thanh , một trường tư thục do các ông Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý
Anh (con trai cụ Nguyễn Thông, một nhân sĩ yêu nước) thành lập năm 1907.
- Hồi ức của các ông: Nguyễn Quý Phầu, Nguyễn Đăng Lầu, Từ Trường
Phùng, học sinh Trường Dục Thanh năm học 1910 - 1911. Tài liệu lưu tại Bảo tàng
Hồ Chí Minh.
- Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tiểu
sử và sự nghiệp, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1980, tr.13.
- Tư liệu của cuộc Hội thảo khoa học Bác Hồ với Thuận Hải, Thuận Hải với
Bác Hồ, tháng 5-1986. Tài liệu lưu tại Viện Hồ Chí Minh.
NĂM 1910 - 1911
Từ nửa sau tháng 9-1910 đến trước tháng 2-1911
Nguyễn Tất Thành dạy học ở Trường Dục Thanh (Phan Thiết). Thời gian đầu, thầy
Thành ở nhờ nhà cụ Hồ Tá Bang, sau chuyển ra ở cùng với học sinh nội trú của
trường tại một căn nhà có tên gọi là nhà Ngư trong vườn cụ Nguyễn Thông.
Thầy dạy rất tận tâm, hết lòng thương yêu, chăm sóc học sinh. Thầy thường phổ biến
cho học sinh những thơ ca yêu nước, chẳng hạn bàiÁ tế á ca, bài Ca hớt tóc, v.v..
Thầy phụ trách thể dục buổi sáng của nhà trường, chăm lo xây dựng tủ sách, hướng
dẫn học sinh thăm phong cảnh trong vùng, như động Thiềng Đức, bãi biển Thương
Chánh.
- Hồi ức của các ông: Nguyễn Quý Phầu, Nguyễn Đăng Lầu, Từ Trường
Phùng, học sinh Trường Dục Thanh năm học 1910 - 1911. Tài liệu lưu tại Bảo tàng
Hồ Chí Minh.
- Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tiểu
sử và sự nghiệp, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1980, tr.15.
- Tư liệu của cuộc Hội thảo khoa học Bác Hồ với Thuận Hải, Thuận Hải với
Bác Hồ, tháng 5-1986. Tài liệu lưu tại Viện Hồ Chí Minh.
--------------------
1) Trong số các sĩ phu đó có ông Nguyễn Quang Đoàn, con trai của lãnh tụ chống
Pháp Nguyễn Quang Bích.
2) Trong cuốn Hồi ký Năm mươi bốn năm hải ngoại của Trần Trọng Khắc (tức
Nguyễn Thức Canh) có đoạn: “Tôi cùng cụ Sào Nam ở chung trong một thuyền.
Chín mười ngày sau, lúc các đồng chí đã đến họp, bàn bạc xong, cụ lên đường ra
Bắc, tôi cùng Ngư Hải tiên sinh đồng đi cáo biệt với cách mạng đồng chí và tìm
thanh niên xuất dương du học. Cụ Phó bảng Thái Sơn đương thời có tặng tôi một
bài thơ thất ngôn tuyệt cú để làm quà tiễn biệt. Chúng tôi trước tới nhà cụ Phó bảng
Nguyễn Sinh Sắc rủ anh Nguyễn Sinh Cung đồng đi, nhưng anh Cung đã đi ra Bắc
không được gặp”.