Page 14 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 14
14
xã Chính Trung, tổng Du Đồng, phủ Đức Thọ (nay là xã Đức Đồng, huyện Đức
Thọ).
Trong thời gian dạy học, ông Nguyễn Sinh Sắc đã tổ chức những buổi bình văn thơ,
có lúc kéo dài tận khuya. Nguyễn Tất Thành thường chăm chú lắng nghe các buổi
bình thơ đó.
Ngoài thời gian học tập, Nguyễn Tất Thành thường theo cha đến các vùng trong
tỉnh như làng Đông Thái, quê hương của Phan Đình Phùng, làng Trung Lễ, quê
hương của Lê Ninh, thăm các di tích thành Lục niên, miếu thờ La Sơn phu tử
Nguyễn Thiếp, v.v..
- Tư liệu của Khu di tích Kim Liên - Nghệ An.
- Lời kể của bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, cháu nội ông Nguyễn Bá Uý.
NĂM 1905
Tháng 7
Nguyễn Tất Thành theo cha đến huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình trong dịp ông
1)
Nguyễn Sinh Huy đi gặp các sĩ phu ở vùng đó .
Chính trong thời gian này, ông Nguyễn Thức Canh đến Kim Liên tìm Nguyễn Tất
Thành để rủ đi xuất dương du học (phong trào Đông Du) nhưng không gặp .
2)
- Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb.
Sự thật, Hà Nội, 1975, tr.13.
- Trần Trọng Khắc: Năm mươi bốn năm hải ngoại. Tài liệu lưu tại Viện Hồ
Chí Minh.
- Phan Bội Châu niên biểu, Nxb. Văn - Sử - Địa, Hà Nội, 1957, tr.59 - 60.
Khoảng tháng 9
Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Tất Đạt được ông Nguyễn Sinh Huy xin cho theo
học lớp dự bị (préparatoire) Trường tiểu học Pháp - bản xứ ở thành phố Vinh, cách
Kim Liên khoảng 14km.
Hai anh em trọ ở một gia đình nghèo mạn Cầu Rầm (Vinh) và chiều thứ bảy thường
đi bộ về thăm nhà, sáng thứ hai lại xuống Vinh.
Chính tại trường tiểu học này, Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên tiếp xúc với khẩu
hiệu TỰ DO - BÌNH ĐẲNG - BÁC ÁI .
3)
- Chưa hết năm học, Tất Thành cùng cha vào Huế nhân dịp cha vào Kinh đô
nhận chức.
- Tài liệu của Khu di tích Kim Liên và Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh
uỷ Nghệ - Tĩnh.
- Hồi ký của ông Chu Văn Phi, người cùng học lớp dự bị với Nguyễn Tất
Thành. Tài liệu lưu tại Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Tỉnh uỷ Nghệ An.