Page 12 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 12

12

                   Qua nhiều nguồn hồi ký cho biết: ông Nguyễn Sinh Sắc lên 3 tuổi (tuổi âm lịch) thì
                   bố là Nguyễn Sinh Vượng mất (7-1864). Từ đó chúng tôi cho rằng ông Sắc sinh

                   năm 1862.
                   3) Chị và anh của Nguyễn Sinh Cung đều là những người yêu nước và có tham gia
                   phong trào yêu nước. Bà Nguyễn Thị Thanh đã từng nuôi giấu các thủ lĩnh nghĩa
                   quân chống Pháp, bí mật vận động tiếp tế lương thực cho nghĩa quân và tham gia
                   Duy Tân hội. Năm 1918 bị thực dân Pháp bắt, đày đi Quảng Ngãi, sau đó đưa về
                   quản thúc ở Huế.

                   4) Ông Nguyễn Sinh Khiêm đã từng tham gia biểu tình chống thuế ở Thừa Thiên,
                   sau về quê tham gia phong trào Duy Tân. Năm 1914, Nguyễn Sinh Khiêm bị thực
                   dân Pháp bắt, đày đi Nha Trang, rồi đưa về quản thúc ở thôn Phú Lễ, huyện Quảng
                   Điền, tỉnh Thừa Thiên.

                   5)  Trong danh sách khoa thi Hương Giáp Ngọ, năm Thành Thái thứ 6 có ghi Nguyễn
                   Sinh Sắc.

                   6)  Theo lời kể của người nhà ông Nguyễn Sĩ Khuyến, có một hôm ông Nguyễn Sinh
                   Sắc đi vắng, Nguyễn Sinh Cung cất sách đi chơi. Bạn bè khuyên Cung vào học bài
                   thì Nguyễn Sinh Cung đã đọc thuộc lòng một mạch bảy trang sách cho các bạn
                   nghe.
                   7) Theo lời khai của bà Nguyễn Thị Thanh (5-1920) với Sở mật thám thì bà Hoàng
                   Thị Loan mất ở Huế ngày 19 tháng Chạp năm Thành Thái thứ 12 (2-1901).

                   8) Sách Quốc triều khoa bảng lục viết về kỳ thi này có những điều đáng chú ý như
                   sau:

                   Có 4 bài đạt 6 điểm ở môn thi thứ ba (tam trường) của các ông Lê Ngải, Nguyễn
                   Đình Hiến, Hoàng Đại Bỉnh và Nguyễn Sinh Huy. Ông Nguyễn Sinh Huy được Hội
                   đồng Bộ phúc tra “quảng thủ” (lấy nới rộng).

                   Kỳ thi này có 9 người trúng “đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân” và 13 người trúng
                   “phó bảng”.

                   Ông Nguyễn Sinh Huy xếp thứ 11 trong số 13 vị phó bảng và được ghi như sau:
                   “Nguyễn Sinh Huy, trước mang tên Sắc, Nghệ An – Nam Đàn – Kim Liên. Sinh
                   năm Nhâm Tuất, tuổi 40. Đậu cử nhân năm Giáp Ngọ. Được đỗ "lấy rộng thêm”.
                   Tài liệu này nói rõ ông sinh năm 1862.
                   9)  Qua hồi ký của nhiều người, ông Nguyễn Sinh Sắc đã lấy vôi viết các chữ Hán
                   đó lên xà nhà.
   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17