Page 10 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 10
10
- Tư liệu của Khu di tích Kim Liên - Nghệ An.
- Lời khai của bà Nguyễn Thị Thanh với mật thám Pháp ngày 7-5-1920. Tài liệu
lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Sau tháng 9
Nguyễn Tất Thành được phụ thân gửi học chữ Hán với thầy Vương Thúc Quý ở
trong làng Kim Liên. Thầy Vương Thúc Quý là người con độc nhất của tú tài Vương
Thúc Mậu, lãnh tụ Cần Vương của huyện Nam Đàn, người đã hy sinh trong cuộc
càn quét của giặc Pháp tại Kim Liên. Mang nặng nợ nước thù nhà, thầy Quý tuy đỗ
cử nhân nhưng không ra làm quan mà ở nhà mở trường dạy học và cùng các sĩ phu
yêu nước trong vùng âm mưu chống Pháp. Nhà thầy Quý là nơi các sĩ phu yêu nước
thường lui tới, trong đó có các ông Phan Bội Châu, Đặng Thái Thân… Những hôm
nhà có khách, Nguyễn Tất Thành thường được thầy Quý lưu lại giúp đun nước, pha
trà… Nhờ đó Nguyễn Tất Thành được nghe nhiều chuyện qua các buổi luận bàn
thời cuộc của các sĩ phu yêu nước.
- Tư liệu hồi ký. Tài liệu lưu tại Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh uỷ
Nghệ An.
KHOẢNG NĂM 1901 - 1902
Nguyễn Tất Thành bước đầu tiếp thu tư tưởng yêu nước của các bậc cha chú thông qua
mối quan hệ giữa cha với các sĩ phu trong vùng. Trong tác phẩm Phan Bội Châu niên
biểu, Phan Bội Châu kể lại rằng: Nguyễn Tất Thành thường nghe Cụ ngâm hai câu thơ
và sau này anh vẫn nhắc lại:
"Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch
Lập thân tối hạ thị văn chương".
Nghĩa là:
"Mỗi bữa (ăn) không quên ghi sử sách
Lập thân hèn nhất ấy (là) văn chương".
Nguyễn Tất Thành còn tìm đọc những cuốn sách mà các bậc cha chú thường nhắc
tới và được phụ thân dẫn đi thăm các di tích lịch sử và các danh lam thắng cảnh
trong vùng. Ngoài việc học tập, Nguyễn Tất Thành thường cùng bạn bè chơi các trò
chơi của tuổi thiếu niên như đánh khăng, đánh trận giả, câu cá, bẫy chim, đánh vật…
hoặc rủ nhau thăm các thắng cảnh, các di tích văn hoá lịch sử trong vùng như Núi
Chung, Đền Thánh Cả, Chùa Đạt, Đền Độc Lôi... Nơi Nguyễn Tất Thành thường
lui tới nhiều nhất là lò rèn ông Điền và giếng Cốc ở gần nhà.
Có lần Nguyễn Tất Thành làm chung cùng các bạn trong làng một cái diều sáo. Làm
xong đem thả, diều không lên. Sửa mấy cũng không được, các bạn nản chí bàn phá
đi làm lại cái khác. Nguyễn Tất Thành không nghe theo các bạn và tiếp tục sửa
chữa. Đến khi diều tung gió bay cao, các bạn hỏi về cách sửa chữa, Nguyễn Tất
Thành chỉ vẽ cho các bạn và bảo: “Cứ kiên trì chịu khó là được”.