Page 67 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 67
67
Nguyễn Ái Quốc viết bài Vụ âm mưu ở Đông Dương để gửi cho Hội những người
yêu nước Việt Nam tại Pháp.
Tác giả kịch liệt phê phán cái gọi là "cán cân công lý" của thực dân Pháp ở Đông
Dương. Núp dưới những từ "tự do", "bình đẳng", "bác ái", nhà cầm quyền Pháp
câu kết với bọn quan lại người bản xứ đã tìm mọi thủ đoạn bỉ ổi để bịa đặt ra các
vụ "bạo động", tương tự như các "Vụ âm mưu bônsêvích" ở chính quốc. Mục đích
của bọn chúng là thông qua các "sự kiện chính trị" lừa bịp đó, sẽ được quan trên
tăng thêm bổng lộc và chức quyền. Kết quả đã làm cho hàng trăm gia đình người
Việt Nam tan nát, hàng nghìn người bị tù đày, bị bắn giết một cách oan uổng...
Nhưng sớm hay muộn, những âm mưu, thủ đoạn xấu xa đó sẽ bị bóc trần trước
công chúng Pháp và Việt Nam. Bài viết nêu rõ quyết tâm của nhân dân Việt Nam
là "sẽ kiên quyết đưa sự bất công ghê gớm và phi lý ấy ra phản đối trước tất cả
những người Pháp chân chính" và "sẽ đấu tranh đòi cho công lý phải được thực
hiện".
- Hồ sơ của Sở Mật thám Pháp, số 260, tháng 10-1921. Tài liệu lưu tại Viện
Lịch sử Đảng.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.37
- 39.
Tháng 9, ngày 8
Bài viết của Nguyễn Ái Quốc nhan đề Phong trào cách mạng ở Ấn Độ, đăng
trên La Revue Communiste, số 18.
Tác giả ca ngợi tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân Ấn Độ chống thực dân
Anh vì độc lập, tự do của đất nước. Phong trào yêu nước của nhân dân Ấn Độ bắt
đầu từ năm 1857, và ngày càng bùng lên mạnh mẽ, nhất là từ sau Cách mạng Tháng
Mười Nga.
Dưới sự lãnh đạo của Mahátma Găngđi, với thuyết bất hợp tác và bất bạo động của
ông, nhân dân Ấn Độ đã đoàn kết một lòng thành một khối thống nhất, kiên trì tiến
hành cuộc đấu tranh chính nghĩa của mình. Mặc dù phong trào đó bị thực dân Anh
đàn áp và khủng bố dã man, và còn có những hạn chế về mặt giai cấp, nhưng tác
giả tin chắc rằng "thời hạn rút khỏi Ấn Độ của thực dân Anh đã điểm", cũng như
sự "sụp đổ của đế quốc Pháp ở Đông Dương không còn xa lắm nữa". Nhân dân Ấn
Độ và nhân dân Đông Dương nhất định sẽ giành được độc lập và tự do.
- Báo La Revue Communiste, số 18 - 19, ngày 8-9-1921. Bản chụp lưu tại
Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 9, ngày 15
Nguyễn Ái Quốc nhận tờ tin của Hội liên minh nhân quyền, trong đó có
16
mục: Những tội ác chiến tranh và tin về cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917 .
- Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 9, ngày 23