Page 69 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 69
69
Để tố cáo cái gọi là "công cuộc khai hoá" của thực dân Pháp, để đập lại luận điệu
tuyên truyền của các chính khách Pháp khẳng định rằng "chỉ có nước Đức man rợ
là đế quốc và quân phiệt. Còn nước Pháp, cái nước Pháp yêu hoà bình, nhân đạo,
cộng hoà và dân chủ này, cái nước Pháp được họ đại diện này, chẳng hề đế quốc
lẫn quân phiệt", tác giả đã trích một đoạn từ cuốn nhật ký du lịch của một tên lính
thực dân viết về cảnh tượng bọn lính đã thiêu sống cụ già, hãm hiếp phụ nữ, giết
chết trẻ em một cách man rợ, khủng khiếp.
Tác giả đã phải thốt lên: "Khi chép đến đoạn này, tôi run lên, mắt mờ lệ, nước mắt
chảy xuống hoà với mực. Tôi không thể nào viết được nữa. Ôi! Nước Pháp đau
khổ! Đông Tây đau khổ! Nhân loại đau khổ!".
- Báo La Vie Ouvrière, ngày 30-9-1921.
- Báo Le Libertaire, ngày 30-9 - 7-10-1921.
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.48
- 50, 51 - 52.
Tháng 10, ngày 4
17
Nguyễn Ái Quốc tham dự cuộc họp đầu tiên của Hội liên hiệp thuộc địa , bắt đầu
từ 18 giờ tại nhà số 9, phố Valoa (Vallois). Thời gian này, tuy mới thành lập hội
đã có gần 100 hội viên, phần lớn là những người trước đây ở trong Hội những
người yêu nước Việt Nam và Hội đấu tranh cho quyền công dân của người
Mađagátxca thành lập ở Pháp.
- Nguyễn Thành: Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pháp, Nxb. Thông tin lý luận,
Hà Nội, 1988, tr.99 - 100.
Tháng 10, ngày 6
Nguyễn Ái Quốc có cuộc thảo luận với bác sĩ Vasê (Vachet) về vấn đề thôi miên.
- Lêô Pônđét: Xung quanh sự tích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuần báo Ici
Paris, số 53, ngày 11, 12-6-1946. Tài liệu lưu tại Viện Hồ Chí Minh.
Tháng 10, ngày 7
Bài viết của Nguyễn Ái Quốc, nhan đề Hãy yêu mến nước Pháp, người bảo hộ các
anh đăng trên báo Le Libertaire.
Tác giả tố cáo nhà cầm quyền Pháp đã thực hiện chính sách ngu dân đối với thuộc
địa. Trường tiểu học hiếm tới mức "phải hơn một trăm quán rượu và thuốc phiện
mới có một trường học". Người muốn được vào học trong những "thiên đường" đó
đã phải chạy chọt đủ kiểu, gửi hết đơn này đến đơn khác cho quan khâm sứ, quan
công sứ, quan giám đốc của trường... mà vẫn chẳng nhận được một sự phúc đáp
nào. Các nhà "khai hoá" hằng năm kiếm được trên hai mươi mốt triệu đồng bạc
Đông Dương bằng cách bán các chất độc rượu và thuốc phiện, vậy mà một năm họ
chỉ chi cho giáo dục một trăm bảy mươi hai ngàn đồng, v.v..
Tác giả mỉa mai: "Ôi! Nước Pháp, nếu người biết chúng tôi được che chở như thế
nào, người sẽ kiêu hãnh là những kẻ bảo hộ chúng tôi".