Page 71 - thphanvantriq1_1105581_1ho-chi-minh-bien-nien-tie
P. 71
71
Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho Hội liên minh nhân quyền Pháp. Bức thư nêu bảy yêu
cầu cấp thiết đối với nhân dân Việt Nam hiện nay là: ân xá chính trị phạm, cải cách
pháp luật, tự do báo chí và tự do ngôn luận, tự do lập hội và hội họp, tự do xuất
dương và du lịch ở nước ngoài, v.v..
Người đề nghị hội hãy tích cực can thiệp, đòi Chính phủ Pháp phải thực hiện những
yêu sách tối thiểu và cấp thiết nói trên đối với nhân dân Việt Nam.
- Hồ sơ của Sở Mật thám Pháp, số 270, Pari, tháng 11-1921. Bản chụp lưu
tại Viện Lịch sử Đảng.
Tháng 11, ngày 18
Nguyễn Ái Quốc nhận được thư của một người bạn Pháp tên là Uylixơ Lơrisơ
(Ulisse Leriche), hẹn gặp vào thứ bảy 19-11-1921 tại phố Môngmáctơrơ
(Monmartre). Lơrisơ cho biết sẽ đến họp Ban Nghiên cứu thuộc địa vào thứ tư tuần
sau.
Cùng ngày, Nguyễn Ái Quốc còn nhận được thư của một người Nhật tên là
Kômátsư 6) báo tin bị ốm, nên đã không đến dự cuộc họp tối ngày 17-11 và chưa
gửi được bản thảo về Đảng Lao động ở Nhật cho Nguyễn Ái Quốc.
- Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 11, ngày 20
7)
Nguyễn Ái Quốc dự cuộc họp Chi bộ Quận 17 Đảng Cộng sản Pháp tại số nhà
100 phố Cácđinê (Cardinet). Ở cuộc họp này, chi bộ công nhận Nguyễn Ái Quốc
từ Chi bộ Quận 13 chuyển sang, là đảng viên của Chi bộ Quận 17.
- Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 11, ngày 20
Nguyễn Ái Quốc tham gia dự thảo bản báo cáo của Tiểu ban Đông Dương thuộc
Pháp trong Ban Nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp.
Bản báo cáo chủ yếu đề cập đến công tác tuyên truyền cần được tiến hành dưới sự
lãnh đạo và đôn đốc của Đảng, trong tất cả các thuộc địa của Pháp và cả xứ được
gọi là bảo hộ.
"Công tác tuyên truyền này thực hiện:
a. Bằng các báo chí xuất bản ở Pháp.
b. Bằng diễn đàn của các đại hội của chúng ta và khi cần, bằng diễn đàn của Nghị
viện.
c. Bằng các hội nghị.
d. Bằng mọi phương thức thích hợp với đối tượng, với trình độ giáo dục và văn
minh của quần chúng bản xứ ở các thuộc địa".
- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.440
- 441.