Page 5 - GIAO DICH XA HOI-2019-10
P. 5

DLVN - 1

                             Nói nhƣ vậy không có nghĩa là Khoa Thiên-Nhiên Xã-Hội-Học chỉ có
                        các  Dịch-Học-Sĩ  mới  đƣợc  quyền  biết  và  dùng.  Nếu  trong  nhân  thế,  có
                        ngƣời cần tới nó, thì nó vẫn có thể đƣợc dùng xài ít nhiều và cũng có hiệu
                        quả thành công hơn ngƣời, nhƣng không thể mãi mãi „thành công, không
                        bao  giờ  thất  bại’.  Chúng  tôi  đề  nghị  Nhân-Thế  dùng  tên  gọi  là  “Khoa
                        GIAO DỊCH XÃ HỘI” cho phù hợp với mình hơn, trong những sinh hoạt
                        thƣờng nhật.


                             Dù vậy, khi trình bày cho Nhân-Thế, chúng tôi vẫn dùng và nói đúng
                        theo  Khoa  Thiên-Nhiên  Xã-Hội-Học,  chứ  không  thể  hạ  thấp  giá  trị  của
                        môn học. Mong quí vị thông cảm và cố gắng theo dõi.


                              (Yêu cầu các bạn thƣờng xuyên ôn lại Triết Dịch mới có thể vận dụng sâu sắc
                                              tối ƣu Dịch Lý vào Xã Hội Nhân Sinh).

                                                               










                             Phàm khi chúng ta nghiên cứu tầm học một môn học nào, chúng ta
                        cần biết ngay đối tƣợng, phƣơng pháp và công dụng của môn học đó. Sự
                        hiểu biết đại cƣơng nầy giúp chúng ta nắm vững môn học và kiên trì học
                        tập cho đến ngày đạt kết quả mỹ-mãn.


                             Vậy Thiên-Nhiên Xã-Hội-Học là gì?


                             I.      ĐỐI TƢỢNG: TỔ CHỨC CƠ MẬT CỦA TRỜI ĐẤT


                             Thiên-Nhiên Xã-Hội-Học là một khoa học nghiên cứu và luận giải về
                        các sự sâu kín và lặng lẽ trong các tổ chức đời sống của muôn loài vạn vật,
                        trong đó có con ngƣời.


                             Thiên nhiên là tất cả cái gì có Lý Động-Tĩnh, từ Uyên-Nguyên đến
                        Vạn-Hữu,  thể  hiện  qua  Lý,  Đức,  Tính,  Thời,  Thần,  Khí,  Tình,  Thanh,
                        Sắc, Chất, Thể, Hình. Những thứ đó, do Trời làm, hoặc do con ngƣời hay
                        loài vật làm, đã qua hiện tại và sắp đến. Thiên-Nhiên có đó, mãi mãi có đó,
                        dù con ngƣời đã biết tới hay chƣa biết tới, đã khám phá hay chƣa khám
                        phá, đã đề cập hay chƣa đề cập.

                             Xã-Hội là tất cả các thứ kể trên có sự quây quần, hội tụ lẫn với nhau,
                        có sự va chạm, hấp dẫn cung cầu cho nhau, có tiêu-trƣởng, có sinh-diệt, có
                        động tĩnh, vây phủ trong cũng nhƣ ngoài Con Ngƣời.




                                                                                                   Trang   5
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10