Page 6 - GIAO DICH XA HOI-2019-10
P. 6
DLVN - 1
Vậy, THIÊN-NHIÊN XÃ-HỘI là cái khung cảnh trong đó muôn
loài vạn vật mãi mãi đi lại với nhau.
Thiên-Nhiên Xã-Hội có thể lớn đến vô cùng vũ trụ (vĩ mô), có thể nhỏ
đến tế-vi nhiệm-nhặt (vi mô), vƣợt qua mọi phƣơng tiện đo lƣờng hay sức
tƣởng nghĩ của ngƣời. Dù lớn hay nhỏ, cơ cấu tất yếu của Xã-Hội Thiên-
Nhiên luôn hội đủ Lý MỘT mà có HAI là Yếu lý ĐỒNG NHI DỊ (Giống
mà Hơi Khác) là ÂM DƢƠNG Lý.
Theo quan điểm Dịch Lý, Xã hội là khung cảnh, là phạm vi, là cái
MỘT, là ĐỒNG. Xã hội gồm có những phần tử, những yếu tố mầu nhiệm,
tối thiểu phải là HAI, là DỊ, sống động đi lại trong Xã hội ấy, trong cái
MỘT ấy, trong cái ĐỒNG ấy. Vậy Xã hội là MỘT mà HAI, là ĐỒNG nhi
DỊ, là xã hội ÂM DƢƠNG. Muốn trở thành Một xã hội, tối thiểu phải có
Hai (Hai phần tử, Hai yếu tố). Hai đó ta mệnh danh Âm Dƣơng. Vì Âm
Dƣơng là hai danh từ chỉ cái LÝ đƣơng nhiên mà Vũ Trụ muôn loài hằng
ôm ấp mới có Biến Hóa.
Âm Dƣơng vƣợt cả Không-Thời gian, nên nó là Thiên Nhiên, là hằng
cửu.
Ngƣời xƣa tƣợng trƣng 1 xã hội thiên nhiên bằng hình đồ Thái Cực là
một xã hội nhỏ nhất, tối thiểu phải là 1 mà 2. Bất kể thứ gì hễ có 2 là thành
1 xã hội. Còn chỉ có Một thì không thể gọi là xã hội đƣợc. Nếu vô tƣ, thì
chính bất cứ trong cái 1 nào cũng có 2. Vậy, bất cứ đâu đâu 1 hoặc 2 cũng
đều là Xã hội. Xã hội lớn gồm nhiều Xã hội nhỏ (1 mà 2) chồng chất kết tụ.
Thí dụ: 1 ngƣời là 1 xã hội, là Ta, gồm nhiều cơ quan; 2 ngƣời là 1 xã hội,
gồm Ta và kẻ khác.
Với nghĩa lý của một Xã Hội Tiên Thiên tự nhiên nhƣ thế, ta mới
thầm khen tiền nhân đã khéo léo biểu diễn bằng 1 đồ hình khá độc đáo, mà
ngƣời đời quen gọi là Thái Cực Đồ hay Vô Cực Đồ:
- Vòng tròn tƣợng trƣng thể thống nhất là cái MỘT, cái ĐỒNG, là
XÃ HỘI.
- Nội dung kết cấu bên trong Xã hội cái ĐỒNG, cái MỘT đó gồm
HAI cái Giống mà Hơi Khác (Đồng Nhi Dị), quen gọi là HAI mặt
Âm Dƣơng đối đãi.
Trang 6