Page 37 - ChandungVH
P. 37

+ Quê: Phượng Vũ, Thường Tín, Hà Tây, song sống nhiều ở Hà Nội;
                                          thuộc lớp trí thức “Tây học” hồi đầu thế kỉ. Ông làm phiên dịch, viết báo.










                Tiểu sử

                Ông sinh tại 54 Hàng Dầu, Hà Nội. Người bố là Phạm Duy Đạt và mẹ là Nguyễn Thị Huê. Vợ ông
                là Nguyễn Thị Hòa. Con út của ông là nhạc sĩ nổi tiếng Phạm Duy.

                Phạm Duy Tốn còn là nhà báo và một doanh nhân tiến bộ và cũng là người từng viết những đoản
                văn đầu tiên của thể loại truyện ngắn theo lối Tây phương.

                Phạm Duy Tốn là một trong số những người Việt đầu tiên húi tóc ngắn và mặc Âu phục, một trong
                số những người sáng lập phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội năm 1907.

                Đầu thế kỷ 20, ở miền Bắc có câu phương ngôn lưu truyền: "Quỳnh, Vĩnh, Tốn, Tố", nhằm chỉ
                Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn và Nguyễn Văn Tố là bốn người không những giỏi
                tiếng Pháp vào bậc nhất mà còn tinh thông Hán học.

                Phạm Duy Tốn đã cùng với các chí sĩ yêu nước, nhà nho học, học giả như Phan Bội Châu, Lương
                Ngọc Cán, Nguyễn Quyền, Ngô Đức Kế, Dương Bá Trạc, Đào Nguyên Phổ, Hoàng Tăng Bí... chủ
                xướng với sự hợp tác của một số tây học như Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Bá Học ...dạy ở trường
                Đông Kinh Nghĩa Thục.

                Phạm Duy Tốn mất năm 1924 vì bệnh lao.

                Các tác phẩm

                Phạm Duy Tốn sáng tác nhiều, và nhiều truyện đã được đưa vào sách giáo khoa trung học:
                                     - Sống chết mặc bay.
                                     - Một cảnh thương tâm.
                                     - Con người sở khanh
                                     - Nước đời lắm nỗi
                                     - Tiếu lâm An Nam (sưu tầm)





                33. Thạch Lam (1909 - 1942)
   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42