Page 39 - ChandungVH
P. 39
34. Vũ Bằng (1913 - 1984)
Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng, là một nhà văn, nhà báo, nổi
tiếng của Việt Nam.
Tiểu sử
Nhà văn Vũ Bằng sinh 3 tháng 6, năm 1913 tại Hà Nội và lớn lên
trong một gia đình Nho học, quê gốc ở đất Ngọc Cục, huyện Lương
Ngọc, nay là Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Ngay khi còn nhỏ ông đã say mê viết văn, làm báo. Năm 16 tuổi ông đã có truyện đăng báo, và liền
sau đó ông lao vào nghề văn, nghề báo với tất cả niềm say mê. Cha mẹ Vũ Bằng sinh sáu người con,
ba trai ba gái. Cha mất sớm, Vũ Bằng ở với mẹ làm chủ một tiệm bán sách ở phố Hàng Gai, Hà Nội,
nên ông được cưng chiều, không bị thiếu thốn, vì vậy việc ông lao vào nghề viết không phải vì mưu
sinh.
Năm 1935, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quỳ, người Thuận Thành, Bắc Ninh. Năm 1954,
ông vào Nam, để lại vợ và con trai ở Hà Nội, năm 1967, bà Quỳ qua đời. Ở Sài Gòn, ông lập gia
đình với bà Phấn. Ông mất ngày 7 tháng 4, năm 1984 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, thọ 70
tuổi.
Ông đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2007.
Ngoài bút hiệu Vũ Bằng, ông còn ký với các bút hiệu khác: Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý
Trình, Lê Tâm, Hoàng Thị Trâm...
Nghiệp văn chương
Năm 17 tuổi (1931), ông xuất bản tác phẩm đầy tay Lọ Văn.Trong lãnh vực báo chí, ngay từ trong
thập niên 30, 40, nghĩa là lúc ông còn rất trẻ, ông đã là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, thư ký tòa
soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật và cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội, Sài Gòn…Và có thể nói trong
lịch sử văn học từ những năm 30 cho đến năm 1954, Vũ Bằng là một trong những người hoạt động
sôi nổi nhất.
Mặc cho người mẹ cản ngăn, muốn ông du học Pháp để làm bác sĩ. Vũ Bằng quyết chí theo nghiệp
văn chương .Thế rồi khi in được vài truyện ngắn và tiểu thuyết, Vũ Bằng sa vào lãnh vực ăn chơi
vào loại khét tiếng. Khoảng năm 1934-1935, Vũ Bằng nghiện á phiện rất nặng suốt 5 năm. Nhờ
người cô ruột và nhờ vợ là Nguyễn thị Quỳ thường xuyên săn sóc, khuyên nhủ, cộng với sự quyết
tâm của bản thân nên ông đã cai được, rồi viết cả một cuốn tự truyện mang tên Cai.
Sau năm 1954, Vũ Bằng vào Sài Gòn tiếp tục viết văn, làm báo. ông làm việc tại Việt Tấn Xã và
cộng tác với nhiều tờ báo. Ông chuyên về dịch thuật nhiều hơn sáng tác. Đặc biệt với "cái ăn" ông
viết rất tuyệt vời: Miếng ngon Hà Nội (bút ký, 1960), Miếng lạ miền Nam (bút ký, 1969) và trong
Thương nhớ mười hai (hồi ký, 1972)