Page 42 - ChandungVH
P. 42

* Bình luận:

                - Khi tả cảnh chú bé nhào vào lòng mẹ, nhà văn đã ghi lại một cách tinh tế, sâu sắc và thấm thía
                những  rung  động  của  tâm  hồn  chú  bé  –  Những  rung  động  cực  điểm  của  một  linh  hồn  trẻ  dại”
                (Thạch Lam)

                * Ngoài lề:

                - Khi hoàn thành cuốn Bỉ vỏ, ông đã viết: “Thưa mẹ, người mẹ hiền từ của con, con xin dâng Bỉ vỏ
                cho mẹ với tất cả tấm lòng kính mến trong sạch của con và xin tặng nó cho bạn đọc với tất cả tình
                đằm thắm tươi sáng của tôi”.
                -  Năm  1978,  trong  bài  tựa  cho  Tuyển  tập  Nguyên  Hồng  xuất  bản  ở  Nga,  Nguyễn  Tuân  viết:
                “Nguyên Hồng diễn tả người thành phố rất tài, nhất là các tầng lớp dân nghèo, nhưng lại là người
                không thích chen vào chốn phức tạp của phố phường. Ba chục năm nay, anh vẫn đóng ở quả đồi
                vùng Đề Thám Bắc Giang, vừa viết vừa làm vườn, đánh gộc rừng, bổ củi, quảy nước từ suối lên,
                quần quật cả ngày như người nông dân”.


                37. Ngô Tất Tố (1894 - 1954)



                                 Tài ba thằng mõ cỡ chuyên viên
                                 Chia xôi chia thịt lại chia quyền
                                 Việc làng việc nước là như vậy
                                 Lộn xộn cho nên phải tắt đèn.       (Xuân Sách)




                * Tiểu sử:


                Ngô Tất Tố sinh năm 1894 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là xã Mai
                Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Từ nhỏ, Ngô Tất Tố theo học chữ Nho, thông minh học giỏi. Năm
                Nhâm Tý 1912, ông bắt đầu dự thi. Đến năm Ất Mão 1915 ông đỗ đầu kỳ sát hạch, nên được gọi là
                đầu xứ Tố.

                Ông là một trong số ít các nhà nho bấy giờ không biết tiếng Pháp. Sống ở Hà Nội (phố Sinh Từ -
                Nguyễn Khuyến) nhưng ông vẫn giữ nguyên đôi guốc mộc, áo the, khăn xếp và theo sau là một con
                chó lũn cũn.

                Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo rồi cùng với Tản Đà vào Sài Gòn. Sau gần ba năm ở Sài
                Gòn không thành công, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội vẫn với hai bàn tay trắng.

                Trước cách mạng, Ngô Tất Tố làm nhiều nghề: dạy học, bốc thuốc, làm báo, viết văn; từng cộng tác
                với nhiều tờ báo:


                Các bút danh khác: Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải,
                Xuân Trào, Hy Cừ...
   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47