Page 47 - ChandungVH
P. 47

Từ năm 1926, ông bị đưa về sống ở Bến Ngự, Huế, cho đến khi mất vào năm 1940, hưởng thọ 74
                tuổi. Lúc đó ông được gọi là Ông già Bến Ngự.

                Phan Bội Châu là một nhà đại ái quốc, trọn đời bôn ba vì nước. Trước giờ sắp lâm chung, ông đã cố
                gắng lấy hết hơi tàn và góp nhặt thần trí, đọc lên một bài khẩu chiến có những lời lẽ thống thiết như
                sau :
                                                  Nay đang lúc tử thần chờ trước của
                                                  Có vài lời ghi nhớ về sau
                                                  Chúc phường hậu tử tiến mau.


                40. Phan Chu Trinh (1872 - 1926)


                                                  Phan Châu Trinh (còn được gọi Phan Chu Trinh; 1872–
                                                 1926) là một nhà thơ, nhà văn, chí sĩ yêu nước thời cận đại
                                                 của Việt Nam, người mở đầu cho phong trào Duy Tân và có
                                                 công lớn trong việc lập Đông Kinh Nghĩa Thục







                * Tiểu sử.
                Phan Châu Trinh còn có hiệu là Tây Hồ, Hy Mã , tự là Tử Cán. Ông sinh năm 1872, người làng Tây
                Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ nay thuộc Xã Tam Lộc Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.


                Năm 1888, thân phụ ông mất khi ông mới 16 tuổi. Năm 1892, ông đi học và nổi tiếng học giỏi. Bạn
                cùng học với ông là Huỳnh Thúc Kháng (kém ông 4 tuổi).


                Năm 1900, ông đỗ Cử nhân. Năm 1901, ông đỗ Phó bảng, đồng khoa với tiến sĩ Ngô Đức Kế và
                Nguyễn Sinh Sắc.

                Ông kết giao vơi nhiều sĩ phu yêu nước như Huỳnh Thúc Kháng và Phan Bội Châu. Ông và Phan
                Bội Châu tâm đắc về nhiệt huyết cứu nước, nhưng ông không tán thành đường lối của Phan Bội
                Châu dựa vào Nhật để đấu tranh vũ trang chống Pháp. Năm 1905, ông sang Nhật Bản rồi sang Pháp
                chủ trương dựa vào Pháp để tiến hành cải cách, thực hiện tự do dân chủ, lật đổ chế độ phong kiến,
                làm cho dân giàu, nước mạnh, tiến lên giải phóng dân tộc.

                Năm 1906, ông khởi xướng duy tân, cải cách nước nhà. Những buổi diễn thuyết của ông có rất đông
                người đến nghe. Năm 1908, vụ Hà thành đầu độc ở Hà Nội và phong trào chống thuế của nông dân
                Trung Kỳ nổ ra và bị thực dân Pháp đàn áp, ông bị bắt đày ra Côn Đảo. Năm 1910, nhờ có Hội
                Nhân quyền Pháp can thiệp, ông được trả lại tự do, nhưng bị quản thúc tại Mỹ Tho. Tuy nhiên, ông
                viết thư cho Toàn quyền đòi được sang Pháp hoặc trở lại Côn Đảo, nhất định không chịu quản thúc t
                ại Mỹ Tho.


                Năm 1925, ông từ Pháp về Sài Gòn tiếp tục hoạt động theo xu hướng cải lương, kêu gọi dân quyền,
                dân sinh, dân khí.
   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52