Page 48 - ChandungVH
P. 48

Ông mất ngày 24 tháng 3 năm 1926 tại Sài Gòn. Sau khi mất, tinh thần yêu nước của ông vẫn cổ vũ
                phong trào trong nước, đặc biệt là trong thanh niên, học sinh đã dấy lên phong trào đấu tranh đòi thả
                Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh. Lễ tang ông được nhân dân tổ chức rất trọng thể; bất
                chấp sự ngăn cản của thực dân, cả nước dấy lên phong trào làm lễ truy điệu Phan Châu Trinh, là một
                sự kiện chính trị nổi bật lúc bấy giờ.

                * Ngoài lề.


                Lăng mộ của ông hiện ở quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh và được xếp hạng là Di tích lịch
                sử cấp quốc gia.


                Nhiều đường phố, trường học đã mang tên ông: phố Phan Chu Trinh ở Hà Nội, phố Phan Chu Trinh
                ở Hội An; gần đây có Đại học Phan Châu Trinh tại số 2 Trần Hưng Đạo-Hội An-Quảng Nam. Năm
                2006, một quỹ xã hội có mục đích nối tiếp chủ trương canh tân văn hóa được các trí thức tâm huyết
                thành lập mang tên Quỹ dịch thuật Phan Chu Trinh, sau đổi thành Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh,
                do cháu ngoại của ông là bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam làm
                chủ tịch.


                * Nhận định

                Phan Châu Trinh là một tấm gương sáng trong phong trào Duy tân đầu thế kỷ 20. Ông là một nhà
                nho yêu nước có nhiều suy nghĩ tiến bộ. Có thể xem ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất
                trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ.


                Đặc biệt hơn nữa là con đường ông chọn là con đường dấn thân tranh đấu nhưng ôn hòa, bất bạo
                động. Đây là điểm khác biệt giữa ông và Phan Bội Châu.


                Phan Châu Trinh xem vấn đề dân chủ còn cấp bách hơn độc lập và tin rằng có thể dùng luật pháp,
                cách cai trị có quy củ theo kiểu Âu Mỹ để quét sạch những hủ bại của phong kiến.


                Với tinh thần yêu nước nồng nhiệt, suốt đời gắn bó với vận mệnh đất nước, với cuộc sống sôi nổi,
                gian khổ và thanh bạch, ông xứng đáng để hậu thế ngưỡng mộ.


                41.  Tản Đà (1888 - 1939)




                                                                Văn chương thuở ấy như bèo
                                                                Thương cụ gồng gánh trèo leo tận trời
                                                                Giấc mộng lớn đã bốc hơi
                                                                Giộc mộng con suốt một thời bơ vơ
                                                                Tiếc chi cụ sống tới giờ
                                                                Chợ trời nhan nhản tha hồ bán văn.


                                                                                                (Xuân Sách)
   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53