Page 52 - ChandungVH
P. 52
Chúng tôi từ nhỏ, lúc còn học ở trường tiểu học Sa Đéc, được thầy dạy vài câu thơ cùa Á Nam Trần
Tuấn Khải, không biết vì sao mà chúng tôi cảm thấy say sưa với những dòng thơ đó:
Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm
Cõi trời Nam giá thảm đìu hiu
Bốn bề hổ thét chim kêu,
Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình.
…Thơ ông đã gieo vào lòng chúng tôi một mối cảm thông hoàn cảnh đất nước. Như một ánh sáng
chói lọi mở cho con mắt trẻ trung của chúng tôi nhìn thấy cảnh điêu tàn của quê hương…
* Lê Chí Dũng:
- Đọc Á Nam Trần Tuấn Khải, độc giả bắt gặp trong thơ ông cái tôi nội cảm. Cái tôi nội cảm này
man mác trong những bài thơ thể hiện lòng yêu nước của thi nhân.
- Thơ của Á Nam Trần Tuấn Khải là sự thể hiện tràn đầy quan niệm nghệ thuật của ông:
Đời không duyên nợ thà không sống,
Văn có non sông mới có hồn.
- Thơ của Á Nam Trần Tuấn Khải và thơ của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu man mác một hồn thơ dân
gian, một tình điệu Việt Nam.
43. Thế Lữ (1907 - 1989)
Với tiếng sáo thiên thai dìu dặt
Mở ra dòng thơ mới cho đời
Bỏ rừng già về vườn bách thú
Con hổ buồn lặng lẽ trút tàn hơi.
(Xuân Sách)
Thế Lữ (6 tháng 10 năm 1907 - 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu
Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc
biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934).
Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt
động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò
một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.
* Tiểu sử.
+ Quê ở Phù Đổng, Từ Sơn, Hà Bắc (nay thuộc Hà Nội). Thuở nhỏ sống ở Lạng Sơn và đi học tại
Hải Phòng.