Page 54 - ChandungVH
P. 54

Vũ Ngọc Phan ghi nhận: "Phan Khôi, Lưu Trọng Lư chỉ là những người làm cho người ta chú ý đến
                thơ mới mà thôi, còn Thế Lữ mới chính là người làm cho người ta tin cậy ở tương lai của thơ mới".


                Hoài Thanh hoa mỹ hơn: "Độ ấy thơ mới vừa ra đời, Thế Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói
                khắp cả trời thơ Việt Nam... Thế Lữ không bàn về thơ mới, không bênh vực thơ mới, không bút
                chiến, không diễn thuyết, Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng, mà trong
                khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ".

                Riêng các truyện mà ông sáng tác, Lê Đình Kỵ cũng đã khẳng định tên tuổi Thế Lữ: “cho đến nay,
                trong lịch sử văn học Việt Nam, không có một tên tuổi nào đáng được xếp bên cạnh Thế Lữ trong
                thể            loại           sáng            tác            độc            đáo            này”.

                Ngoài lề


                - Cha ông là sếp ga xe lửa trên tuyến đường sắt Lạng Sơn - Thanh Hóa. Mẹ ông sinh ra trong gia
                đình Công giáo, kết hôn với cha ông trước, nhưng lại không được gia đình bên nội thừa nhận. Khi
                mới vài tháng tuổi, Thế Lữ bị đưa rời khỏi mẹ, đem lên Lạng Sơn sống cùng bà nội, cha và u (vợ
                chính thức của cha). Xa mẹ từ nhỏ, mỗi năm có được gặp một đôi lần, nên theo như Thế Lữ nhớ lại,
                chủ đề chính từ khi ông còn bé cho đến năm 10 tuổi đó là xa cách, nhớ thương người mẹ đẻ của
                mình Sống ở xứ Lạng Sơn, núi rừng thiên nhiên nơi đây với những câu chuyện kinh dị ma quái mà
                ông được nghe từ nhỏ đã trở thành nguồn tư liệu, tạo cảm hứng cho các tác phẩm văn xuôi của ông
                sau này.

                - Ông thường say mê cái đẹp của tưởng tượng, của nghệ thuật, viết về những chuyện nửa thực nửa
                hư, vừa thơ mộng vừahùng vĩ, lại có gì bí ẩn trong bức tranh thiên nhiên.

                - Thế Lữ được xem là người có đóng góp đáng kể vào việc hiện đại hóa thơ Việt Nam. Tuy chưa
                thoát hẳn khỏi phong cách diễn đạt ước lệ của thơ cũ, thơ ông đã có những cách tân táo bạo về hình
                thức nghệ thuật.(...)

                - Ông đã được dựng tượng đặt ở chính giữa Nhà truyền thống của Nhà hát Kịch Việt Nam, có tiền
                thân là Đoàn Kịch nói Trung ương do ông sáng lập. Năm 2001, Thế Lữ được Nhà nước Việt Nam
                truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật trong lĩnh vực sân khấu cho hai tác phẩm
                Cụ đạo, sự ông


                - Thế Lữ đã được đặt tên cho một số đường phố ở Đà Nẵng, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh

                44. Vũ Đình Liên (1913 - 1996)
   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59