Page 46 - ChandungVH
P. 46
* Ngoài lề.
Đầu năm 1996, một chương mang tên "Tìm lại Nam Cao" được Hiệp hội Câu lạc bộ UNESSCO
Việt Nam tổ chức với quy mô chưa từng có gồm 35 đơn vị tham gia như Bộ Lao động Thương binh
- Xã hội, Hội Nhà văn Việt Nam, Báo Nhân dân... Điều đặc biệt là trong đó có sự góp mặt của 7 nhà
ngoại cảm mà Liên hiệp khoa học trình công nghệ tin học ứng dụng (UIA) đã đứng ra mời họ tham
gia chương trình "Tìm lại Nam Cao". Kết quả sau gần nửa thế kỷ nằm hiu quạnh trong nấm mồ vô
danh, cuối cùng Nam Cao đã về yên nghỉ vĩnh hằng nơi quê nhà (xã Hoà Hậu, Lý Nhân, Hà Nam).
39. Phan Bội Châu (1867 - 1940)
Phan Bội Châu (Sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 - mất ngày 29
tháng 10 năm 1940) là một nhà cách mạng Việt Nam trong phong
trào chống Pháp. Ông đã thành lập phong trào Duy Tân Hội và
khởi xướng phong trào Đông Du.
* Tiểu sử.
Tên thật là Phan Văn San, về sau, vì sợ phạm húy với Hoàng tử Vĩnh San, tức vua Duy Tân, con thứ
của vua Thành Thái, nên đổi lại là Phan Bội Châu. Bội Châu có nghĩa là đeo ngọc.
Phan Bội Châu, hiệu Sào Nam, người làng Đan Nhiễm, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ thông minh, học
giỏi, nổi tiếng là thần đồng xứ Nghệ. năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã
đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện. Tuy nhiên, việc thi cử của ông không xuôi
lọt. Ông thi đậu thủ khoa, nhưng không ra làm quan, chỉ lo tranh đấu giành độc lập cho xứ sở.
Ông học rộng, biết nhiều, và nhận ra rằng muốn giành độc lập thì dân phải khôn, mạnh, giàu và
cũng phải nhờ sự giúp đỡ của các nước bạn.
Vì vậy, trước tiên, ông đi khắp Bắc, Trung, Nam, diễn thuyết hô hào dân chúng lập hội buôn bán,
mở công nghệ, khuyến khích thanh niên ra xuất dương (ra hải ngoại) du học, nhất là ở Nhật. Sau đó,
ông sang Nhật, Tàu và Xiêm (Thái Lan), tìm cách giao thiệp với cách chính khách và giúp cho rất
nhiều thanh niên Việt Nam vào học các trường võ bị ngoại quốc.
Ông thường gởi về nước sách báo, thư từ để đánh thức lòng yêu nước của toàn dân. Ông còn tìm
cách gởi cả vũ khí về giúp các khu kháng chiến ở trong nước.
Ngày 30 tháng 6 năm 1925, ông lại bị Pháp bắt tại Hàng Châu, ông bị dẫn giải về Hà Nội và xử án
chung thân khổ sai. Vì phản ứng mạnh mẽ của toàn dân đối với nhà cầm quyền Pháp, bản án được
đổi lại thành án quản thúc tại gia.