Page 39 - ChanDungVanHoc_Sach
P. 39

Chân dung & tiểu sử các tác giả văn chương





                21. Minh Huệ  (1927 - 2003)













                Tiểu sử:


                Tên thật: Nguyễn Đức Thái, quê Nghệ An. Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.

                Ông sinh ngày 3/10/1927 mất ngày 11/10/2003. Quê gốc Bến Thủy, thành phố Vinh. Nơi ở hiện
                nay: phường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
                Tốt nghiệp đại học Văn. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957).

                Minh Huệ tham gia Việt Minh (5/1945) và cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ An (8/1945).
                Hoạt động tuyên truyền, văn nghệ tuyên huấn, báo chí ở Nghệ An, khu ủy khu Bốn và một số nơi.
                Hội trưởng Hội sáng tác Văn nghệ liên khu IV. Trưởng Ban thơ, lý luận, phê bình; Văn học dịch
                Nhà xuất bản văn học. Ủy viên Ủy ban hành chính kiêm Trưởng ty Văn hóa Nghệ An. Chủ tịch Hội
                văn nghệ Nghệ Tĩnh. Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam
                (1984-1991).

                Tác phẩm đã xuất bản: Tiếng hát quê hương (thơ, 1959); Đất chiến hào, (thơ, 1970); Mùa xanh
                đến (thơ, 1972); Đêm nay Bác không ngủ (thơ, 1985); Rừng xưa rừng nay (bút ký, 1962); Ngọn cờ
                Bến Thủy (truyện ký, 1974-1979); Người mẹ và mùa xuân (truyện ký, 1981); Phút bi kịch cuối cùng
                (tiểu thuyết, 1990); Thưởng thức thơ viết về Bác Hồ (tiểu luận, 1992).

                Các bút danh: Mai Quốc Minh, Nguyễn Thái.

                Giải thưởng văn học:


                - Giải nhất Chi hội văn nghệ kháng chiến khu Bốn và Sở Thông tin tuyên truyền khu Bốn 1954 (thơ
                Dòng máu Việt Hoa).


                - Giải thưởng Nguyễn Du của Nghệ Tĩnh 1986 (tập thơ Đêm nay Bác không ngủ).

                * Bình luận.
                - “Thơ Minh Huệ còn lại với chúng ta nhờ ở tâm hồn đằm thắm, chân tình đôn hậu của anh. Chúng
                ta đòi hỏi nhiều ở tác giả nhưng tấm lòng say sưa, chất đậm đà của một vùng văn hoá in sâu trong
                mỗi câu chữ không có thể quên được”.
                                                           (Phó giáo sư Mã Giang Lân)
                                                                                                   -Trang 33  -
   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44