Page 44 - ChanDungVanHoc_Sach
P. 44

Chân dung & tiểu sử các tác giả văn chương


                25. Duy Khán (1934 - 1993)


                * Tiểu sử.
                       Tên  khai  sinh:  Nguyễn  Duy  Khán.  Sinh  ngày  6  tháng  8  năm
                1934. Quê gốc xã Nam Sơn huyện Quế võ, tỉnh Bắc Ninh. Mất ngày 29
                tháng 1 năm 1993 tại Hải Phòng. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
                Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam



                        Duy Khán sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, học dở dang trong vùng tạm
                chiếm, trốn ra vùng tự do nhập ngũ. Trước ở bộ binh, sau về quân chủng Phòng không  – không
                quân. Từng làm giáo viên văn hoá trong quân đội, sau chuyển làm phóng viên phát thanh quân đội.
                Về tạp chí Văn nghệ Quân đội làm biên tập viên, phóng viên năm 1972.

                * Giải thưởng.
                       Giải  thưởng  Hội  Nhà  văn  Việt  Nam  1987  cho  tác  phẩm  Tuổi  thơ  im  lặng
                       Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2007

                * Tác phẩm đã xuất bản.
                        Trận mới (Thơ, 1972)
                        Tâm sự người đi (Thơ, 1987)
                        Tuổi thơ im lặng (Truyện, 1986)

                Tư liệu:

                Tuổi thơ im lặng là tên hồi ký xuất bản năm 1986, đồng thời là tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn
                gốc Bắc Ninh, Duy Khán. Tác phẩm được xem là bước ngoặt lớn trong sự nghiệp cầm bút của tác
                giả, đã khiến cho Duy Khán "đang từ một người làm thơ, chuyển sang văn xuôi. Đang từ một người
                dễ dãi chạy theo các đề tài thời sự, Duy Khán trở lại với cái phần ký ức tuổi thơ nằm sâu và trở nên
                bền chặt trong tâm tư" (Vương Trí Nhàn).

                ---------------------

                “Điều duy nhất co ́  giá trị trong cuộc đơ ̀ i chinh là những dấu ấn của tinh yêu mà chúng ta đã để lại
                                                           ́
                                                                                    ̀
                phia sau khi ra đi”. (Albert Schweitzer)
                   ́

                                                                                                      - Trang 38 -
   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49