Page 42 - ChanDungVanHoc_Sach
P. 42
Chân dung & tiểu sử các tác giả văn chương
23. Trần Đăng Khoa (1958 - )
“Trần Đăng Khoa làm cho người ta ngạc nhiên, khoái trá vì cách
quan sát tinh tế, cách nhìn nhận sự vật hồn nhiên, cách liên tưởng rất
riêng, cùng với cách nói lên những gì nghĩ ra, cảm nhận và trông
thấy. Một phần làm nên cái gọi là giọng điệu thể hiện trong cách
xưng hô” – Trích Đọc thơ Trần Đăng Khoa – Vũ Nho.
Tiểu sử
Trần Đăng Khoa (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam
Sách, tỉnh Hải Dương là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên
của Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện là trưởng ban Văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam và là giám đốc hệ
truyền thanh có hình VOVTV.
Từ nhỏ ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo.
Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc
sân và khoảng trời) được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Có lẽ tác phẩm nhiều người biết đến
nhất của ông là bài thơ "Hạt gạo làng ta", sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau
được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971).
Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26/2/1975 khi đang học lớp 10/10 tại trường phổ thông cấp 3 Nam
Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng,sau khi giải phóng miền
Nam việc bổ sung quân cho chiến trường khong còn cần thiết nữa, ông được bổ sung về quân chủng
hải quân. Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học
Thế giới mang tên M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm
biên tập viên Văn nghệ quân đội. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội
nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang phụ trách Ban văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam. Hiện nay ông
giữ chức giám đốc của hệ phát thanh có hình VOVTV của đài.
Trần Đăng Khoa thuở nhỏ làm thơ hay, làm nức lòng người dân Bắc Việt, nhưng lớn lên không có
tác phẩm nổi tiếng nào.
Giải thưởng
Ông 3 lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971),
Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước (năm 2000).
---------------------------
Tôi hãy còn một trái tim, một dòng máu nóng để yêu thương, cảm thông và chia sẻ. (Dostoevski)
- Trang 36 -