Page 108 - 50 NĂM THPT CẨM BÌNH: DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
P. 108
các bạn ở các xã xa Cẩm Bình. Sau 10 ngày, tôi vừa lao động, học tập ở trường, đi đi
về về, xa quê 6 km, tôi cảm thấy căng thẳng, vất vả. Lại còn công việc, cuộc sống cá
nhân, giúp đỡ gia đình,... Thế nên, tôi đánh bạo gặp thầy Thường trình bày xin nợ
20 ngày công, chờ bố ở mặt trận về sẽ xin quay lại làm nốt. Thầy đồng ý và tôi quay
về với công việc thường ngày ở quê. Ít lâu sau tôi biết thêm: thầy Nguyễn Huy
Vang là Hiệu trưởng Phân hiệu Trường Cấp 3 vừa học vừa làm cấp 3 Cẩm Bình.
Cái lớp “đặc biệt” ấy cũng khá đông: khoảng 35, 40... rồi 51 bạn gì đó đã tiếp tục
nhập học, sĩ số của lớp cứ tăng dần. Các bạn gốc Cẩm Bình gồm Dị, Kết, Nguyễn
Thìn, Lam, Đại, Liên, Biện, Sáu (nữ), Lịch, Phan,...; Thạch Thắng có Hiệp, Hoàng
Dung, Yên; Thạch Tượng có Chức, Thường, Việt; Thạch Trị có Hương, Quý; Thạch
Văn có Vượng, Thanh, Lan, Thừa, Châu, Dũng; Thạch Hội có Lý; Cẩm Hòa có
Chuẩn, Dung, Sơn, Ca, Bỉnh, Đường; Cẩm Phúc có Hộ, Trợ; Cẩm Quan có Thụy,
Chu Thìn; Cẩm Tiến có Lan, Khang; Cẩm Vịnh có Trần Sáu, Nhâm, Thìn, Tỵ, Hồng;
Cẩm Thành có Huy, Vinh; Thạch Lâm có Hưng, Lâm, Ngọ, Nhiệm, Đặng Thìn,...
Nhìn chung các bạn học lớp này vì nhỡ đò vào hệ phổ thông nhưng học lực không
đến nỗi nào. Hoc đều nhất là đội Cẩm Hòa, anh Phạm Hồng Chuẩn được nhà
trường chỉ định làm lớp trưởng. Trường chia lớp ra mấy bộ phận học nghề: mộc,
rèn, nông nghiệp và may. Tôi ở tổ học may. Lớp còn được tổ chức đi dã ngoại bờ
biển, đi chặt gỗ đốt than trên rừng cho lò rèn... những ngày gian khổ ấy mà vui.
Việc chính của chúng tôi vẫn là việc học. Hai năm lớp 8 và 9, chúng tôi được học
Toán, Lý, Hóa, Văn, Kỹ thuật nông nghiệp. Thầy Vang dạy Văn, thầy Thường dạy
Toán, thầy An dạy Hóa, thầy Đường dạy Lý, thầy Mai dạy Kỹ thuật, thầy Thường
ngoài dạy Toán, các môn khác như: mộc, rèn, nông nghiệp, thầy cũng là người kèm
cặp, phụ thêm cùng thầy Mai. Sau buổi học văn hóa, các xưởng vang rền tiếng búa,
tiếng cưa bào, tiếng động cơ máy may thật vui.
50 NĂM TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
Rồi một ngày hè sôi động năm 1971, trường đón nhiều thầy cô mới, trẻ trung
về tăng cường, bổ sung. Một trang mới của nhà trường được mở ra: Ty Giáo dục
Hà Tĩnh ra quyết định thành lập Trường PTTH Cẩm Bình. Đây là trường thứ 12 của
tỉnh lúc đó. Học sinh, con em trong xã Cẩm Bình đang học Cấp 3 Cẩm Xuyên được
chuyển về bổ sung cho 2 lớp 9 và lớp 10; nhà trường tuyển sinh thêm 3 lớp 8 nữa.
Con em Cẩm Bình ở lớp 10 của tôi năm ấy có thêm Trần Văn Hùng, Nguyễn Thừa
Sáu, Trần Thị Diên, Nguyễn Huy Mạo, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Đình Vận,
Trần Thị Giá, Nguyễn Đình Đống, Đặng Quốc Hảo, Nguyễn Thị Vượng,... Lớp 10
cấp 3 (tương đương lớp 12 ngày nay) niên khóa 1971 - 1972 lên đến hơn 50 người.
Cũng năm ấy, lớp chúng tôi trở thành lớp 10 - cấp 3 THPT đầu tiên được học đủ
các môn Toán, Văn, Lý, Hóa, Sử, Địa, Sinh, Chính trị, Thể dục...
Ngày 22/5/1972, 17 bạn trong lớp lên đường nhập ngũ gồm: Hiệp, Dung, Bỉnh,
Đường, Sơn, Thường, Việt, Lâm, Hưng, Ngọ, Chu Thìn, Nguyễn Thìn, Đặng Thìn,
Đặng Hảo, Quốc Anh, Huy Vinh, Lan. Trước đó, đầu năm lớp 9, anh Hộ cũng ra
[108] chiến trường; Lý, Hùng, Vượng, Châu và một số bạn nữa cũng đã nhập ngũ ngay