Page 113 - 50 NĂM THPT CẨM BÌNH: DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
P. 113

NHỚ MÃI MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU


                                                                        DƯƠNG TRÍ THỨC
                                                               Học sinh lớp B, khóa 1979 - 1982
                                  Báo cáo viên Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Hội Nông dân tỉnh



                   húng tôi là thế hệ học sinh sinh ra khi đế quốc Mỹ bắt đầu thực hiện cuộc
                   chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (8/1964), vào học tại Trường Phổ
            Cthông cấp 3 Cẩm Bình (nay là Trường THPT Cẩm Bình) vào lúc đất nước
            bắt đầu thực hiện cuộc chiến tranh chống bọn bành trướng phương Bắc (tháng
            2/1979). Đây cũng là lúc Đảng ta bắt đầu đưa ra chủ trương đột phá đầu tiên về
            kinh tế, bằng Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (tháng 8/1979), với chủ
            trương bằng mọi cách “làm cho sản xuất bung ra”, vì thế, chứng kiến khá nhiều về
            những bước thăng trầm của trường.
                Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh, toàn miền Bắc phải
            huy động sức người, sức của để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sau
            ngày đất nước hòa bình (30/4/1975), chúng ta lại phải tiếp tục thực hiện cuộc chiến
            tranh bảo vệ Tổ quốc tại biên giới Tây Nam (1978) và biên giới phía Bắc (2/1979).
            Bên cạnh đó, đất nước duy trì nền kinh tế bao cấp một thời gian dài; trong nông
            nghiệp, vẫn thực hiện phương thức sản xuất tập thể, hợp tác xã (bắt đầu thực hiện
            từ năm 1959) đã lỗi thời, không còn phù hợp, nên lương thực thiếu trầm trọng.
            Hầu hết con em vùng nông thôn như chúng tôi lúc này rất nghèo khổ, thiếu thốn,
            nhiều người mẹ phải “cháo rau qua ngày, tần tảo nuôi con tháng ngày”. Nghèo đói
            dẫn đến thất học, nó như hình với bóng. Lứa tuổi chúng tôi, số học sinh qua từng
            cấp học giảm rất nhanh chóng. Phần vì tâm lý nhiều gia đình chỉ cho con học hết
            cấp I (nay là bậc tiểu học) để biết đọc, biết viết là được; phần vì việc học, thi lên  50 NĂM TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
            lớp, thi chuyển cấp thực hiện rất nghiêm túc. Những học sinh xếp loại học lực yếu
            sẽ không được lên lớp (có học sinh tiểu học phải học lại 3 đến 4 năm mới được lên
            lớp); những học sinh phải ở lại lớp, tâm lý xấu hổ, nên nhiều người bỏ học, nhất là
            học sinh cấp 2. Vì thế số học sinh trong độ tuổi đi học cấp 2 ngày đó ít hơn nhiều
            so với số học sinh trong độ tuổi học bậc THPT hiện nay; số tốt nghiệp học lên cấp
            3 lại càng ít, ít hơn nhiều số học sinh đậu đại học hiện nay. Khóa học sinh cấp 2 xã
            chúng tôi (Cẩm Mỹ) có 3 lớp, gần 150 học sinh, nhưng chỉ có 12 người thi đậu và
            vào học cấp 3. Ngày đó, được vào học cấp 3 là niềm vinh dự lớn cho bản thân, gia    [113]
   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118