Page 115 - 50 NĂM THPT CẨM BÌNH: DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
P. 115

trường, buổi chiều gặp nhau trên những thửa ruộng mà hợp tác xã cho giáo viên
            trường mượn sản xuất để giúp các thầy, cô giảm bớt khó khăn về đời sống.

                Cuộc sống cứ thế dần trôi đi, chúng tôi kết thúc 3 năm học. Ngày tổ chức chia
            tay ra trường đơn giản mà ấm cúng. Hầu như không lớp nào chụp ảnh (vì thợ ảnh
            lúc này rất hiếm) và tổ chức liên hoan tiệc mặn như những năm gần đây. Tôi còn
            nhớ mãi ngày đó, Bí thư Chi đoàn lớp đọc bài ôn lại những kỉ niệm từ ngày đầu tới
            lớp cho đến lúc chia tay; rồi đến phát biểu của các bạn trong lớp, phát biểu của giáo
            viên chủ nhiệm và trao tặng quà cho các giáo viên (chỉ là những món quà mang ý
            nghĩa tinh thần là chính). Kết thúc buổi chia tay trong xúc động, trầm lắng, chúng
            tôi vội vã viết vào sổ tay nhau những dòng lưu niệm... Khóa học chúng tôi không
            có ai đậu đại học năm đầu tiên ngay sau tốt nghiệp, mà phải ôn tiếp đến những
            năm sau mới đậu (một phần do năng lực làm bài của chúng tôi chưa tốt; một phần
            do chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường đại học lúc này rất ít, nhưng đã đậu vào
            trường học được miễn phí hoàn toàn, mỗi sinh viên được cấp phát phiếu lương
            thực, thực phẩm như cán bộ, công nhân viên nhà nước; đến hết năm 1987 không
            còn chế độ này đối với sinh viên). Chúng tôi ra trường mỗi người mỗi ngã, đúng
            như lời thơ của Tế Hanh đã viết trong bài “Nhớ con sông quê hương”:

                        Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả
                        Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông

                        Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
                        Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến...

                Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, tôi vào học tại Trường Đại học Sư phạm
            Vinh (nay là Trường Đại học Vinh). Chúng tôi tốt nghiệp Đại học Sư phạm vào
            lúc ngành Giáo dục của tỉnh gặp nhiều khó khăn, học sinh các cấp học bỏ học rất
            nhiều, nhiều nhất là học sinh THCS, còn các trường THPT thì số học sinh đăng ký
            vào trường không đủ so với chỉ tiêu được tuyển. Vì thế, mặc dù đào tạo về dạy học
            sinh THPT, nhưng nhiều người phải về công tác tại trường tiểu học, một số người
            đi lao động phổ thông, mấy năm sau mới xin được việc làm. Tôi tốt nghiệp đại học
            với tấm bằng loại khá, may mắn được biên chế về trường THCS của huyện Cẩm
            Xuyên, rồi được bổ nhiệm làm hiệu phó, hiệu trưởng của trường, có thời gian tôi
            được điều động về làm Hiệu trưởng Trường THCS Cẩm Bình. Vì thế, bản thân tôi           50 NĂM TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
            chứng kiến khá rõ những bước thăng trầm của Trường THPT Cẩm Bình. Có một số
            giáo viên từng công tác tại Trường THPT Cẩm Bình đã chuyển về trường tôi công
            tác (từ năm 1992 - 1996), có giáo viên sau đó xin trở lại trường cũ (khi trường đã hồi
            sinh), cũng có giáo viên gắn bó với trường THCS cho đến khi nghỉ hưu...

                Những ngày đầu tháng 6/1993, đứng trên quốc lộ 1A, nhìn xuống khoảng đất
            (nay là vị trí trường) là những ruộng lúa đã gặt xong, nhiều thửa còn trơ gốc rạ.
            Vậy mà chỉ 3 tháng sau, qua đây đã thấy trường mới mọc lên. Tuy phòng học lúc
            này chỉ là 2 dãy nhà cấp 4 và 2 dãy nhà tạm bằng gỗ ngói, trát vách là nơi làm việc   [115]
   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120