Page 114 - 50 NĂM THPT CẨM BÌNH: DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
P. 114

đình và cả dòng họ nữa. Do đó, mỗi chúng tôi đều cố gắng để vượt qua khó khăn,
                 thiếu thốn, con đường gian nan, vất vả đến trường.

                     Ngày chúng tôi vào cấp III, các lớp được đặt tên theo A, B, C (8A, 8B, 8C...; 9A,
                 9B, 9C...; 10A, 10B, 10C..., đến năm 1982, thực hiện cải cách giáo dục, các lớp 8 (lớp
                 đầu cấp III) được đổi thành lớp 10); trong đó lớp A là con em của liệt sĩ, thương
                 binh hạng 1 (được ưu tiên tuyển thẳng), lớp B là lớp chọn của trường, còn các lớp
                 khác phân theo các xã (mỗi lớp có nhiều xã, vì số học sinh mỗi xã không đủ một
                 lớp). Tôi học lớp B, nên trong lớp có học sinh của rất nhiều xã (tương tự như lớp A).

                     Trường chúng tôi là những dãy phòng học được xây dựng từ năm 1973 - 1975
                 (vị trí hiện nay nằm giữa Trạm Y tế và Trường Tiểu học Cẩm Bình), vách tường đã
                 nham nhở nhiều vết thủng (do ngày đó xi măng khan hiếm, chủ yếu trát tường
                 bằng vôi, nên độ cứng và bền không cao), các cửa chính bằng gỗ đã xộc xệch, các
                 cánh cửa sổ phía sau đã hư hỏng, lớp phải làm bằng tre, lợp lá tro (lá cọ). Do trường
                 ở xa, đường sá trước đây chủ yếu là đường đất, xe đạp không có (số gia đình có xe
                 đạp trong xã ít hơn số gia đình có ô tô hiện nay rất nhiều), nên những học sinh ở xã
                 Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ, Cẩm Thạch như chúng tôi mượn những nhà trọ quanh trường
                 để ở. Cứ chiều chủ nhật gia đình chuẩn bị lương thực (gạo, khoai, sắn), thức ăn
                 (dưa, cà, mắm, muối) lội bộ xuống trường; trưa thứ 7, học xong, cuốc bộ về nhà ăn
                 cơm. Đến năm 1981, thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, khoán
                 một số khâu trong sản xuất nông nghiệp, các hợp tác xã giao ruộng cho xã viên sản
                 xuất, đến vụ gieo cấy hay thu hoạch mùa, chúng tôi 4 giờ sáng dậy xắn quần, xách
                 dép đi bộ tới trường, học xong, chiều về giúp bố mẹ làm mùa. Tối đến, ngồi bên
                 ngọn đèn dầu leo lét học bài, làm bài tập để mai đến trường. Kinh tế gia đình khó
                 khăn, nên sách vở, đồ dùng cho học tập cũng thiếu thốn. Nhiều học sinh không
                 có đủ sách giáo khoa, còn các loại sách hướng dẫn học thêm, tài liệu tham khảo,...
           50 NĂM TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
                 hầu như không ai có. Ngày đó, chưa có mạng Internet, nên muốn tìm hiểu kiến
                 thức cũng rất khó khăn, chỉ còn cách đến thư viện trường, mà thư viện trường các
                 loại sách, tài liệu cũng rất ít; vì vậy chỉ còn cách là “nghiền ngẫm” sách giáo khoa
                 và bài giảng của giáo viên, những gì chưa hiểu, đến lớp tranh thủ hỏi các thầy, cô.

                     Không riêng gì chúng tôi, mà cuộc sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên trường
                 ngày đó cũng khó khăn, thiếu thốn. Hầu hết các thầy, cô ở trong khu nội trú của
                 trường, đó là những dãy nhà được làm bằng tre, lợp lá tro, vách trát bùn đất; chế
                 độ lương thực, thực phẩm được cấp phát bằng tem, phiếu, vừa chỉ đủ cho cuộc
                 sống tối thiểu hằng ngày. Để cải thiện bữa ăn, một số thầy, cô đã tranh thủ những
                 khoảng đất trống trong trường trồng các loại rau, củ, quả, nuôi gà,...

                     Cuộc sống gian khổ, thiếu thốn, nhưng thầy, trò vô tư và rất vui, học ra học,
                 chơi ra chơi, làm ra làm. Những buổi thể thao, thầy trò cùng nhau quần bóng trên
                 sân trường đầy bùn đất; những buổi lao động cộng sản của Đoàn trường, tổ chức
                 bồi đắp thêm kênh dẫn nước Kẻ Gỗ, thầy trò cùng nhau trong dây chuyền đất,
        [114]    quần áo bê bết bùn...; rồi những vụ sản xuất, buổi sáng thầy trò cùng nhau tới
   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119