Page 132 - 50 NĂM THPT CẨM BÌNH: DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
P. 132
khác nữa) là điều không thể tránh khỏi khi thế giới đang biến đổi không ngừng và
sự can thiệp của con người vào thiên nhiên ngày càng to lớn. Con người đã đi sâu
vào rừng thẳm để săn bắt, khai thác và làm phá vỡ môi trường sống, vốn là nơi của
rất nhiều vi rút thuộc về. Con người khám phá ra bản đồ gene của con người và
rất nhiều loài sinh vật, qua đó chủ động tác động vào vật chất di truyền này để lai
tạo - đột biến ra những chủng sinh vật (trong đó có các loài vi rút - vi khuẩn) mà
thế giới chưa từng có. Con người sử dụng kháng sinh thiếu kiểm soát (ít nhất là
88% dân số ở các nước kém phát triển và đang phát triển), để rồi tình trạng kháng
kháng sinh (thời kỳ hậu kháng sinh) đang ngày càng hiện rõ. Con người đã tạo ra
những “công trường” chăn nuôi với công suất hàng vạn con lợn, hàng triệu con
gia cầm trong một không gian nhỏ bé và con người sống chung hằng ngày với
chúng. Chính những con vật này là những “ống nghiệm hoàn hảo” để lai tạo ra
những loài vi khuẩn - vi rút đột biến mới (các loài vi rút thường chọn gia cầm và
lợn làm vật chủ trung gian). Con người tạo ra những trung tâm thương mại - nhà
ở với hàng chục ngàn người sinh sống trong một không gian vô cùng nhỏ bé và
hít thở cùng một dòng không khí (máy điều hoà tổng) để rồi chỉ cần một người
nhiễm bệnh, cả cộng đồng thậm chí cả một thành phố có thể bị xóa sạch. Cùng với
sự tiến bộ của giao thông đi lại, chỉ trong một tích tắc con người có thể mang mầm
vi rút Zika từ châu Phi tới Mỹ, mang vi rút MERS từ Trung Đông về Hàn Quốc,...
Đây chính là những “cở sở” để các nhà Y tế Công cộng lo lắng và tiên đoán rằng,
những đại dịch sẽ tiếp tục xuất hiện trong tương lai. Vấn đề chỉ là khi nào, ở đâu
và chúng ta sẽ cần phải chuẩn bị những gì để đối phó hoặc hạn chế đến mức thấp
nhất những tổn thất mà thôi. COVID-19 chỉ mới xuất hiện 1 năm mà đã cho chúng
ta thấy thế giới này dễ tổn thương đến mức nào và gần như mỗi chúng ta cũng
chưa chuẩn bị gì để “đón tiếp” nó. Người ta ước tính nếu 1% số người nhiễm vi
rút cần máy thở khi có đại dịch xảy ra thì hệ thống y tế các nước còn có thể gánh
được, nhưng nếu con số nhiễm vi rút cần máy thở tăng lên 3% thì không có một
50 NĂM TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
hệ thống y tế nào hiện nay trên thế giới có thể đáp ứng được. Hiện nay, các nhà
dịch tễ học đang dành sự quan tâm rất lớn và tiên đoán những đại dịch lớn nếu có
xảy đến trong tương lai nhiều khả năng sẽ đến từ loài vi rút cúm, thầy cô và mọi
người ạ. Vi rút cúm ban đầu chỉ tồn tại ở các loài chim và rồi theo thời gian chúng
lây truyền sang các loài gia cầm khác và lây qua cả chó, mèo, ngựa và lợn. Trong
đó, lợn là vật nuôi lý tưởng để vi rút cúm trú ngụ vì kết cấu phổi lợn rất tuyệt vời
cho các thụ thể từ vi rút cúm kết hợp vào. Và điều đáng buồn là phổi lợn rất giống
phổi người chúng ta. Chính sự gặp gỡ và sinh sống cùng nhau của 3 thành phần
là con người, lợn và các loài chim (gia cầm) đã tạo ra nguy cơ “hòa trộn và tái tổ
hợp” ra chủng cúm mới để gây ra những mối nguy hại cho con người. Và đây cũng
chính là nguyên nhân giải thích vì sao cúm chính là ông vua của các bệnh truyền
nhiễm. Khi xét đến tiềm năng xảy ra đại dịch, những nơi nguy hiểm nhất trên trái
đất là bất cứ đâu có con người, chim và lợn tập trung đông đúc, ví dụ như: chợ thực
phẩm ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á hay những trang trại chăn nuôi công
[132] nghiệp ở Trung Tây nước Mỹ.