Page 144 - 50 NĂM THPT CẨM BÌNH: DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
P. 144

2005 - 2006. Đây chính là cột mốc quan trọng nhất để tôi có được tấm vé vào Đại
                 học Ngoại thương và bắt đầu một chuỗi những thay đổi lớn mà tôi chưa hề nghĩ
                 đến. Nói về những ngày đấy, trong tôi vui buồn lẫn lộn. Năm học lớp 11, tôi trải
                 qua cú sốc và mất mát lớn nhất khi tuổi đời tròn mười bảy. Ngày nào đến trường
                 hai mắt cũng sưng húp vì gần như tối nào cũng học bài trong nước mắt. Tuy nhiên,
                 nỗi đau mất mẹ đã trở thành động lực để cho tôi cố gắng bước tiếp. Cùng với sự
                 động viên của cô giáo và các bạn, tôi đã đến trường trở lại và mục tiêu duy nhất
                 là học, học và không có gì ngoài học. Ngày biết tin mình được giải Nhì kỳ thi học
                 sinh giỏi tỉnh và được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, đó là lần đầu tiên
                 tôi biết đến kỳ thi này. Dù chưa biết khó khăn như thế nào, tôi chỉ biết mình cần cố
                 gắng hơn nữa. Và tôi mang theo hành trang sách vở, kiến thức nhận được từ cô để
                 đi tập trung ôn thi. Tại Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, cùng với thầy Trần Quang
                 Tú, thầy Phan Thế Toàn, thầy Lê Đình Tuấn,... chúng tôi được ra Hà Nội và may
                 mắn được học thầy Hà Bình Trị,... Rất nhiều kỷ niệm đẹp và nhiều người bạn tốt
                 tôi đã có sau đó. Nhưng tôi biết nơi mình thuộc về - mái trường nơi có cô giáo và
                 các bạn của tôi - tổ ấm 3H (2003 - 2006) - cái tên mà chúng tôi đã đặt và mang theo
                 trọn đời sau này.
                     Ngày tham gia kỳ thi, với đề tài về truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam,
                 điều tôi nghĩ đến đầu tiên là lời cô dặn “mình cần phải tìm tòi, phát hiện ra những
                 ý, những chi tiết mà người khác chưa nghĩ đến. Cái đấy gọi là chiều sâu. Cái này có
                 thể ví như một bông hoa tỏa hương, nếu chúng ta càng bóc tách nhiều lớp cánh thì
                 mới tìm được nhụy hoa - cội nguồn của hương thơm”. Có lẽ, tôi đã không thể làm
                 tốt như cô kỳ vọng nhưng ít nhất cũng đã làm được một điều nhỏ nhoi và ý nghĩa
                 - đạt giải Ba học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn. Đây là món quà tôi xin tặng bà
                 ngoại, bố mẹ và các em tôi, xin tặng cô Khánh và các thầy cô giáo cùng bạn bè yêu
           50 NĂM TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
                 dấu trong trường đã tạo điều kiện hết sức cho tôi trong thời gian đó. Mãi sau này,
                 tôi vẫn không thể quên hình ảnh thầy Lê QuangTuấn - thầy Hiệu phó - khi gọi tôi
                 lên văn phòng nhận bằng khen và học bổng, hình ảnh cô giáo tiếng Anh - cô Diệu
                 Huyền bắt tay chúc mừng tôi qua cửa sổ khi nghe tin tôi đạt giải, cùng các thầy cô
                 và bạn bè khác... Và hơn hết là cô Khánh - cô đã reo hát trong lòng, hân hoan trong
                 ánh mắt, hạnh phúc trong nụ cười khi biết tin cô trò nhỏ mà cô đặt trọn niềm tin
                 đã vượt khó đạt giải.

                     Cho đến ngày hôm nay, thấm thoắt đã mười lăm năm trôi qua. Nhìn lại những
                 chuyện đã qua, dù câu chuyện của mình thật nhỏ bé và đã đi vào dĩ vãng. Chúng
                 tôi lớn lên, tốt nghiệp, đi làm rồi xây dựng gia đình riêng. Những gì được học đã
                 dạy tôi tư duy phân tích và đánh giá trong cuộc sống và công việc, là nền tảng
                 ngôn ngữ để học thêm ngoại ngữ mới, là văn phong rành mạch rõ ràng trong giao
                 tiếp và email, là rất nhiều thứ mà mãi vẫn chưa thể vận dụng được hết. Với tôi, mãi
        [144]    mãi khắc sâu trong lòng mình cái lẽ “học văn học cách làm người”.
   139   140   141   142   143   144   145   146   147   148   149