Page 76 - 50 NĂM THPT CẨM BÌNH: DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
P. 76
Các giáo viên Trường THPT Cẩm Bình nhận thấy trách nhiệm và vinh dự được
giảng dạy và công tác tại xã Cẩm Bình điển hình toàn diện về giáo dục, đơn vị anh
hùng về giáo dục, luôn tâm niệm “Đã là giáo viên Cẩm Bình phải là người tiên tiến”.
Đại hội chi bộ, đảng bộ và Hội nghị cán bộ, viên chức đầu năm luôn xác định
nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng là nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, xem
đây là điều kiện tiên quyết để nhà trường phát triển. Các nhà giáo Trường THPT
Cẩm Bình thấm nhuần quan điểm của Đảng về vai trò của nhà giáo trong sự
nghiệp Giáo dục, Đào tạo; thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các phong trào do Bộ,
Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động: “Tất cả vì học sinh thân yêu”, “Mỗi thầy
giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; thực hiện tốt cuộc vận
động “Dân chủ, kỉ cương, tình thương và trách nhiệm”.
Mỗi nhà giáo luôn bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực nghề
nghiệp, đổi mới phương pháp giảng dạy.
Thông qua các đợt học nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và địa phương, các
nhà giáo được bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, tư tưởng, về lập trường, quan
điểm của Đảng trong chiến lược “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục”.
Thấm nhuần Luật Giáo dục “Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu nguyên lý giáo
dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình Giáo dục”. Cử các giáo viên
giỏi tham gia các chuyên đề về nghiệp vụ, về đổi mới phương pháp dạy học của
Bộ của Sở. Giáo viên không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, phát huy tinh thần sáng
tạo trong giảng dạy và giáo dục. Hằng năm, có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được
áp dụng trong nhà trường và trong ngành.
Đội ngũ giáo viên nhà trường chịu khó, chịu khổ; khắc phục khó khăn, luôn
lạc quan, yêu đời. Điều đáng nói ở đây là trong bất luận hoàn cảnh khó khăn nào,
giáo viên Cẩm Bình vẫn vươn lên, tự khẳng định mình trong giảng dạy và giáo
dục thế hệ trẻ. Một thầy giáo từng dạy học tại trường đã viết về thời gian này: “Vui
50 NĂM TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
vì ai cũng biết tạm quên đi cái hiện tại nhọc nhằn để chăm lo dạy dỗ học sinh; vui
vì những giờ thao giảng thành công; vui vì tình thầy trò, tình đồng nghiệp trong
sáng, vô tư đến lạ lùng; vui vì những đêm liên hoan văn nghệ, hay những buổi
sinh hoạt câu lạc bộ do Công đoàn tổ chức”.
Hằng tuần, các tổ, nhóm sinh hoạt chuyên môn nhằm trao đổi, thảo luận
những bài khó trong tuần, giải những nút thắt, thống nhất những yêu cầu cơ bản
trong từng bài dạy cụ thể của nhóm chuyên môn. Mỗi giáo viên đưa ra những cách
nghĩ cách hiểu về bài dạy, sau đó tìm ra phương án tối ưu nhất, phù hợp sát với
đối tượng học sinh. Duy trì sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn giúp giáo viên không
ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, tự nâng cao trình độ và đổi mới phương
pháp dạy học. Tổ chức các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, các buổi chuyên đề cho cán bộ,
giáo viên và Nhân dân trên địa bàn trường đóng; ngoại khóa cho học sinh; hướng
dẫn những buổi thực hành gắn với thực tiễn: “Học đi đôi với hành”, các cuộc thi
sáng tác thơ văn, thi tìm hiểu pháp luật, an toàn giao thông,... đã đem đến sức sống
[76] mới cho nhà trường.