Page 73 - 50 NĂM THPT CẨM BÌNH: DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
P. 73

Còn ông Nghiêm Trung (1931 - 2020), Trưởng Ty Giáo dục Hà Tĩnh từ năm 1972
            - 1976 đã tâm sự: “Được giao nhiệm vụ lãnh đạo ngành, tôi đứng trước hai nhiệm vụ lớn
            khó khăn và cấp bách: Một là phải đối phó, chống lại cuộc chiến tranh, phá hoại của đế quốc
            Mỹ, tiếp tục giữ vững và phát triển sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà. Hai là giữ vững và phát
            triển lá cờ đầu toàn miền Bắc về phong trào giáo dục toàn diện của xã Cẩm Bình đã được
            anh Lê Sỹ Nghĩa, người tiền nhiệm của tôi xây dựng nên.

                Trên cương vị người phụ trách ngành, tôi lo nhiều ở nhiệm vụ thứ hai. Tôi nghĩ rằng
            nếu không giữ vững và phát triển được điển hình Cẩm Bình, nếu có gì không hay xảy ra
            với lá cờ đầu này thì có nghĩa trách nhiệm của tôi không làm tròn, phụ lòng mong đợi của
            mọi người”.
                (Trích: Từ Hà Nội nhớ về Hà Tĩnh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008, trang 31, 32).

                3. Người thầy

                Sau kháng chiến chống Pháp, trong những năm hồi phục và phát triển kinh
            tế, ngành Giáo dục có chủ trương phát triển tận lực hệ thống các trường cấp I trên
            miền Bắc.

                Với Cẩm Bình, từ 11 giáo viên năm 1961 của trường cấp 1 mà chỉ hơn 10 năm
            sau, số giáo viên đã ngót ngét 100 người của 4 cấp học từ mẫu giáo đến cấp 3, thì
            sự phát triển tận lực thực sự quá sức tưởng tượng.

                Đội ngũ giáo viên Cẩm Bình có nhiều điểm giống các đơn vị khác như phần
            lớn là người ngoài xã, cũng có những giáo viên xa như Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng
            Bình và đa số là giáo viên trẻ mới tốt nghiệp từ các trường sư phạm. Có khác chăng
            là Cẩm Bình được ưu tiên về tỉ lệ giáo viên, cán bộ quản lý với những người có kinh
            nghiệm hơn.

                Lúc bấy giờ, người ta thường nói đến phong cách giáo viên Cẩm Bình.
                Phải chăng đó là phong cách đoàn kết, bám trụ với địa phương dù thiếu thốn
            về vật chất, gian nguy vì bom đạn, ai cũng mong được đến mà không ai muốn đi,
            và nếu có đi cũng vì được đề bạt chức danh cao ở huyện, ở tỉnh, ở Trung ương.

                Phải chăng đó là cách đưa nhà trường gắn bó với kinh tế ở địa phương, thực sự
            mong muốn nhà trường trở thành trung tâm khoa học kỹ thuật, từng trăn trở với
            cải tạo đất, phân bón, bèo dâu một thuở cho nhân dân trong xã.                         50 NĂM TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO

                Phải chăng là phong cách khiêm tốn học hỏi lẫn nhau với khẩu hiệu: “Ai cũng
            là thầy, ai cũng cùng là học trò” để nâng cao trình độ với phương châm năng nhặt
            chặt bị, mà hình ảnh đông đảo giáo viên cấp 1 những năm xưa đã cuốc bộ mỗi tuần
            2 đêm ra tận thị xã Hà Tĩnh để học bổ túc văn hóa cấp 3 suốt 4 năm trời để được
            nhận tấm bằng sư phạm trung cấp ban đêm.

                Phải chăng đó là phong cách giảng dạy trên lớp của từng giáo viên, mà nhà
            giáo Nguyễn Văn Đạt (1938 - 2021), nguyên cán bộ công đoàn, Hiệu phó nhà trường
            viết trong hồi ký của mình đã ca ngợi những người đồng nghiệp: “Dạy sôi nổi như      [73]
   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78