Page 72 - 50 NĂM THPT CẨM BÌNH: DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
P. 72

đắn, tiếc rằng hoàn cảnh kinh tế tài chính của tỉnh còn eo hẹp, chưa chăm lo được hơn nữa
                 mà thôi”(Lê Sỹ Nghĩa - Ký ức 15 năm công tác tại Hà Tĩnh - 2004, trang 30, 31).

                     Tất cả những điều đó rất đáng quý, nhưng cần nói đến sự lãnh đạo trực tiếp,
                 thiết thực nhất để Cẩm Bình vươn lên mạnh mẽ và bền vững là ở ngành Giáo dục
                 địa phương qua sự chỉ đạo trực tiếp của các ông Trưởng Ty, bởi từ khi Cấp I Cẩm
                 Bình manh nha yếu tố để trở thành đơn vị tiên tiến cho đến khi sự nghiệp Giáo
                 dục xã Cẩm Bình đã thành danh trong cả nước, đã 3 vị lãnh đạo ngành từng trăn
                 trở, tâm huyết, tạo điều kiện đầu tư cho Giáo dục Cẩm Bình.

                     Các ông đã bật đèn xanh cho lãnh đạo Trường Cẩm Bình được đến làm việc với
                 các trường sư phạm trong tỉnh để chọn những giáo sinh giỏi các mặt đầu tư cho
                 trường, đã xé rào về mặt tổ chức để trường thực hiện việc thu chi ngân sách tương
                 đương cấp phòng, huyện; đã đặc cách thành lập một đội ngũ cán bộ chỉ đạo điển
                 hình gồm những nhà giáo có kinh nghiệm và nhất là đã huy động cán bộ cơ quan
                 Ty thường xuyên xuống trường dù mưa gió, đạn bom. Đáng quý thay, nhiều lần đi
                 cơ sở ấy, các vị lãnh đạo ngành cũng từng chịu gian khổ, từng ngồi ăn cơm độn với
                 dưa cà đặt trên chiếc nong lớn giữa sân nhà dân gần trường.

                     Trong hồi ức của mình, Trưởng Ty Lê Sỹ Nghĩa đã kể: “Nhớ những lần về Cẩm
                 Bình no với khoai lang xéo và củ kiệu muối nhưng cũng mấy lần hết hồn khi cùng đồng chí
                 hiệu trưởng nấp trong hầm chữ A cách chỗ bom Mỹ nổ 50 mét ở Bình Dương hoặc những
                 đêm ngủ trên một chõng tre hẹp, ngắn, tôi người cao nên hai chân phải thò ra ngoài” (Nhà
                 giáo Lê Sỹ Nghĩa - cuộc đời và sự nghiệp giáo dục - Nxb Lao động, 2020, trang 39).

                     Hơn 30 năm sau, dù đã xa Hà Tĩnh và đều đã lên bậc đại thọ, nhưng nhà lãnh
                 đạo từng tâm huyết với Cẩm Bình đều có những hồi ức tốt đẹp: Ông Bạch Văn
                 Quế (1917 - 2019) nguyên Trưởng Ty Giáo dục Hà Tĩnh từ năm 1958 - 1964 đã đánh
                 giá: “Theo thiển ý của chúng tôi, Cẩm Bình có thể xem là một mô hình xã hội hóa giáo dục
           50 NĂM TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
                 đầu tiên trong cả nước. Tại đây, nhà trường và nhân dân địa phương gắn chặt với nhau, hỗ
                 trợ lẫn nhau. Ở Cẩm Bình, địa phương và nhà trường quyện vào nhau, phối hợp chặt chẽ
                 với nhau vì lợi ích chung của học sinh và con em của các tầng lớp nhân dân địa phương và
                 vì lợi ích chung của địa phương nơi trường tác nghiệp” - (Trích: Từ Hà Nội nhớ về Hà Tĩnh,
                 Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008, trang 19).

                     Ông Lê Sỹ Nghĩa (1925 - 2019), nguyên Phó Ty rồi Trưởng Ty Giáo dục Hà Tĩnh
                 từ năm 1957 - 1972, người từng được ca ngợi là “kiến trúc sư” của các điển hình thi
                 đua Hai tốt tiêu biểu của Giáo dục Hà Tĩnh đã khẳng định: “Cẩm Bình chủ trương
                 đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, lấy giáo dục làm trung
                 tâm, xác định khẩu hiệu hành động “Sản xuất là khóa, văn hóa là chìa” và dẫn lời
                 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đánh giá Cẩm Bình: “Tôi nghĩ rằng trong các điển hình,
                 điển hình Cẩm Bình là đẹp đẽ lắm, đẹp đẽ đặc biệt”.

                     (Trích: Nhà giáo Lê Sỹ Nghĩa, cuộc đời và sự nghiệp giáo dục - Nxb Lao động, 2020,
         [72]    trang 43, 44).
   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77