Page 70 - 50 NĂM THPT CẨM BÌNH: DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
P. 70

Năm 1991, sau một thời gian dài hợp nhất, Hà Tĩnh lại được tách ra thành đơn
                 vị hành chính độc lập như trước. Sau 30 năm kể từ khi trường cấp I trở thành ngọn
                 cờ đầu Hai tốt đến nay, làng học Cẩm Bình đã có một hệ thống giáo dục hoàn
                 chỉnh, toàn diện và hoạt động có chất lượng cao, đứng ở tốp đầu các ngành học
                 trong tỉnh:
                     - Ngành học mầm non thu hút 80% trẻ đến lớp;
                     - Bậc học tiểu học có 28 lớp, thu hút 99% trẻ trong độ tuổi;
                     - Bậc trung học cơ sở có 13 lớp, liên tục là đơn vị tiên tiến,

                     - Trường THPT thu hút hầu hết học sinh xã Bắc huyện Cẩm Xuyên vào học với
                 nhiều năm đạt danh hiệu xuất sắc.

                     - Hệ thống trung tâm học tập cộng đồng, bộ mặt mới của ngành bình dân
                 học vụ và bổ túc văn hóa xưa và phương châm cần gì học nấy của các đối tượng
                 người lớn trong xã sinh hoạt có chất lượng. Phải có hướng đi mới cho Giáo dục
                 trong đó có Cẩm Bình, và vì thế, Ban Khoa giáo Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh đã có
                 quyết định tổ chức hội thảo khoa học lần thứ 2 tại Cẩm Bình năm 1998, có nhiều
                 Giáo sư, Tiến sĩ về tham gia báo cáo đề tài như Phan Tất Dong, Thái Duy Tuyên,
                 Trần Kiểm,... và có sự chỉ đạo trực tiếp của Bí thư Tỉnh ủy Đặng Duy Báu, Chủ tịch
                 UBND tỉnh Nguyễn Văn Mạo.
                     Có thể nói, Hội thảo về Cẩm Bình năm 1998 là cú hích để các ngành học ở Cẩm
                 Bình nhìn lại mình, tìm được lối đi mới mà vươn lên tầm cao mới theo Nghị quyết
                 Trung ương 2. Trong sự vươn lên đồng bộ đó, giáo dục tiểu học một lần nữa lại bứt
                 phá với nhiều thành tựu nổi bật, nên đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng
                 thời đổi mới cho trường, đưa Cẩm Bình là một xã có 4 danh hiệu anh hùng về an
                 ninh và giáo dục.

           50 NĂM TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
                     II. CẨM BÌNH - NHỮNG ĐIỀU HAY CÒN MÃI
                     1. Lòng dân

                     Đất Cẩm Xuyên tên đẹp như hoa, như gấm, nhưng con người nơi đây xưa
                 kia lại vô cùng cơ cực. Nhà thơ Trung Anh đã thông qua cuộc đời bọ Phương để
                 khắc họa:

                            Đời bọ ngày xưa, sống như cua cáy
                            Ngẩng đầu lên chẳng thấy mặt trời,
                            Kiếp trâu cày chạy bữa đứt hơi

                            Gãy xương sống, mòn vai cứ khổ...
                     Người dân Cẩm Bình lại khắc sâu nỗi cơ hàn đó của người phải đi ăn xin
                 bằng câu:
                            Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
         [70]               Cố Nhâm đầu bị đầu niêu đã về
   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75