Page 71 - 50 NĂM THPT CẨM BÌNH: DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
P. 71

Cũng như những miền quê khác trong tỉnh, người dân Cẩm Bình, Cẩm Xuyên
            nghĩ rằng muốn ngẩng đầu lên thấy được mặt trời thì phải học, họ láng máng nhớ
            mấy câu trong cuốn Tam Tự Kinh: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất
            tri lý” mà cha ông thường răn dạy con cháu. Nhưng cũng khác các miền, dân Cẩm
            Bình sớm gắn bó, say sưa với phong trào bình dân học vụ, nên đã có những thôn
            xóm đầu tiên trong tỉnh như Bình Dương, Bình Tân, Bình Thăng được công nhận
            thanh toán nạn mù chữ năm 1948, trước các huyện. Từ giác ngộ việc học qua con
            chữ i tờ, người dân ở đây đã sớm lo cho thế hệ tiếp nối, nên đã hết lòng, hết sức xây
            dựng trường học từ 1 lớp năm 1946 đến đủ 4 khối năm 1956, góp công, góp của để
            dựng lên cho nhà trường có cơ sở hoàn chỉnh của một trường cấp 1 ở địa phương.
                Những người dân tự nguyện đón thầy về nuôi trong nhà, dành căn phòng
            rộng rãi nhất để thầy ở, đem lương thực, thực phẩm đến hỗ trợ gia đình thầy khi
            khó khăn hoặc sẵn sàng đóng góp để xây dựng cơ sở trường học thì nơi đâu cũng
            có, nhưng chỉ riêng cố Nhâm, người ăn xin bị gậy ngày xưa ở Cẩm Bình đã tiếp
            nhận 17 thầy giáo lần lượt ở trong nhà cũng đã nói lên được tấm lòng người dân
            Cẩm Bình đối với giáo dục. Giờ đây, những công trình đồ sộ, đẹp đẽ nhất hiện
            hữu khắp nơi ở Cẩm Bình là những cơ sở giáo dục. Trong những công trình đó và
            trong cả tấm lòng của hai danh hiệu vẻ vang về anh hùng giáo dục thấm đẫm mồ
            hôi và nước mắt của người dân Cẩm Bình. Mấy chục năm qua, biết bao bão táp đã
            mang đau thương, tai họa đến đây, từ cơn bão táp tinh thần do con người tạo ra,
            cơn bão táp của thiên nhiên hằng năm đem lại, đến cả cơn bão bom đạn của kẻ thù
            trút xuống, nhưng nhân dân Cẩm Bình, trước sau vẫn một lòng gắn bó, tin yêu để
            chăm lo cho sự nghiệp học hành. Bởi thế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thị Bình
            đã đánh giá trong cuộc tổng kết phong trào thi đua “Hai tốt” rằng: “Phong trào
            giáo dục Cẩm Bình đã trưởng thành trong lòng Đảng, chính quyền và Nhân dân”.

                2. Lãnh đạo
                Sự trưởng thành của đơn vị cơ sở, đều cần có sự quan tâm của lãnh đạo. Với
            Cẩm Bình, có lẽ là đơn vị cơ sở được sự quan tâm của nhiều cấp lãnh đạo nhất,
            từ Chủ tịch nước, Tổng Bí thư, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ
            trưởng bộ Giáo dục cùng nhiều lãnh đạo các ban ngành, các cấp Trung ương và tỉnh.
                Sự quan tâm được thể hiện bằng nhiều hình thức: hoặc động viên từ xa, hoặc
            trực tiếp về theo dõi, góp ý, hoặc tham mưu với các đơn vị khác hỗ trợ. Sự quan
            tâm của các cấp ở địa phương thì có thể nói đó là việc của “người nhà”.                50 NĂM TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
                Sự quan tâm của Tỉnh ủy, và Ủy ban hành chính tỉnh đối với Giáo dục và Cẩm
            Bình thường xuyên và toàn diện đến mức trong một hội nghị các ngành năm 1973,
            đã có ý kiến cho rằng tỉnh quan tâm nhiều đến giáo dục là đi lạc sân.
                Ông Trần Quang Đạt, Chủ tịch tỉnh đã khẳng định rằng:

                “Không! Tỉnh không đi lạc sân, mà giáo dục là sân sau của tỉnh. Nếu nhìn kỹ vào những
            kết quả hiện tại của giáo dục đối với nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh và suy nghĩ sâu hơn
            về tương lai của đất nước, quê hương, thì hướng đầu tư của tỉnh đối với giáo dục là đúng   [71]
   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76