Page 69 - 50 NĂM THPT CẨM BÌNH: DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
P. 69

Rất hoan hô Cẩm Bình

                        Đẹp như buổi bình minh
                        Lá cờ đầu giáo dục

                        Thật rực rỡ quang vinh

                2. Đơn vị xã anh hùng về giáo dục

                Lá cờ đầu “Hai tốt” phấp phới tung bay trên mảnh đất đồng chua, nước mặn
            của Cẩm Bình ở một ngôi trường cấp 1 chỉ có 2 giáo viên với 400 học sinh đã làm
            nức lòng nhân dân trong xã. Ngành học bổ túc văn hóa tiếp nối từ khí thế học tập
            thời bình dân học vụ ở các thôn Bình Dương, Bình Tiến, Bình Thắng trước đây lại
            được khơi dậy mạnh mẽ để đến năm 1965 trở thành đơn vị dẫn đầu về hoàn thành
            Kế hoạch 5 năm trước thời hạn. Phong trào mẫu giáo được hợp tác xã địa phương
            quan tâm xây dựng đồng đều trong các thôn. Đến năm 1969, Trường Cấp 2 được
            thành lập, làm cho sự nghiệp Giáo dục Cẩm Bình trở thành đơn vị giáo dục toàn
            diện, được Ủy ban hành chính tỉnh công nhận và phát động toàn tỉnh học tập.

                Mặc dầu 10 năm phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc
            Mỹ, nhưng Cẩm Bình đã gắn bó chặt chẽ nhiệm vụ sản xuất chiến đấu với sự
            nghiệp Giáo dục đề ra tiêu chí gia đình Năm tốt, nêu cao khẩu hiệu “sản xuất là
            khóa, văn hóa là chìa”, quyết tâm mở các lớp bổ túc văn hóa cấp 3 cho thanh niên
            địa phương tiếp tục học tập, từ đó phát triển thành Trường Ba cấp Cẩm Bình độc
            đáo duy nhất trong tỉnh, để sau đó cả 3 trường tách ra ở riêng vững vàng trên
            mảnh đất quê hương được gọi bằng mĩ danh: làng học Cẩm Bình.

                Hội nghị tổng kết Cẩm Bình năm 1969 do Thủ tướng Lê Liêm trực tiếp chỉ đạo
            có sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị đã đưa Giáo dục Cẩm Bình
            là 1 trong 3 lá cờ đầu Giáo dục toàn miền Bắc (cùng với Cấp 2 Bắc Lý và Trường
            LĐXHCN Hòa Bình). Năm 1977, giải thưởng Crúp-xcai-a của tổ chức UNESCO trao
            tặng năm 1978 cho “Đơn vị lá cờ đầu về xóa bỏ nạn mù chữ và bổ túc văn hóa của
            Việt Nam”, tiếp theo, hội thảo khoa học về Cẩm Bình do Bộ trưởng Phạm Minh
            Hạc và Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Kỳ Cẩm chủ trì để tiếp tục khẳng định những thành
            tựu của Cẩm Bình và phát triển bài học Cẩm Bình trong cả nước đã làm cho sự
            nghiệp Giáo dục của Cẩm Bình vững chắc, đi lên toàn diện hơn, mạnh mẽ hơn. Vì          50 NĂM TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
            thế, Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1985, Giáo dục xã Cẩm
            Bình được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

                3. Thêm một Anh hùng thời đổi mới

                Những năm cuối thập kỉ 80 đến thập kỉ cuối cùng của thế kỷ XX, biết bao nhiêu
            sự kiện về kinh tế - xã hội tác động trực tiếp đến sự nghiệp Giáo dục nói chung,
            trong đó có Cẩm Bình, đó là thời kỳ đổi mới của đất nước, xóa bỏ bao cấp, mở ra
            xu thế kinh tế thị trường.                                                           [69]
   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74