Page 209 - Cuốn 70 năm (c)
P. 209
lịch sử cách mạng cấp quốc gia với tên gọi “Di tích cách mạng
An toàn khu Xứ ủy Bắc Kỳ - 1942 chùa Chòng - Trầm Lộng”.
Năm 2022, nhân kỷ niệm 80 năm Trầm Lộng trở thành
trung tâm An toàn khu Xứ ủy Bắc Kỳ, Đảng bộ và nhân dân
xã Trầm Lộng đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân
chương Lao động hạng Ba.
+ Đình Lưu Khê (xã Liên Bạt) - di tích lịch sử - văn hóa
cấp tỉnh:
Tại thôn Lưu Khê, xã Liên Bạt, đã được xếp hạng di tích
lịch sử - văn hóa cấp tỉnh vào năm 1988, hiện nay do Ủy ban
nhân dân huyện Ứng Hòa quản lý theo phân cấp của thành
phố. Theo truyền thuyết và thần phả còn lưu giữ, từ cuối đời
vua Hùng thứ 17, đất Liên Bạt đã có dân Việt đến tụ cư và lập
nên những trang ấp. Tướng quân Quý Minh đã đến vùng này
chiêu binh đi đánh nhau với quân Thục Phán. Trước Công
nguyên, Châu trưởng Giao Châu là Đặng Sĩ đã đến Liên Bạt
mở trường dạy học. Về sau, xã cũng có nhiều danh nhân, tiêu
biểu trong thế kỷ XX là Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền và
cụ Bùi Bằng Đoàn. Trên địa bàn xã hiện vẫn còn nhiều công
trình kiến trúc cổ, có giá trị cao về nghệ thuật và ý nghĩa lịch
sử như các đình làng Lưu Khê, Bặt Chùa, Bặt Ngõ...
+ Bảo tàng và tượng đài Khu Cháy (xã Đồng Tân):
Khu Cháy là khu du kích đầu tiên của tỉnh Hà Đông
trước đây , là bàn đạp quan trọng để tiến công đánh sâu vào
1
_______________
1. Hà Đông là một tỉnh cũ của Việt Nam. Tên gọi Hà Đông thay thế cho
tên gọi cũ là Cầu Đơ vào ngày 06/12/1904. Địa bàn tỉnh Cầu Đơ nguyên là
tỉnh Hà Nội, được đổi tên sau khi cắt phần thành Hà Nội cho Pháp làm
nhượng địa và tỉnh lỵ chuyển về Cầu Đơ. Tỉnh Hà Đông còn được gọi là Xứ
Sơn Nam Thượng thuộc trấn Sơn Nam. Tỉnh Hà Đông có 9 đơn vị hành chính
cấp huyện, bao gồm thị xã Hà Đông (tỉnh lỵ) và 8 huyện: Chương Mỹ, Đan
Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa.
209