Page 211 - Cuốn 70 năm (c)
P. 211

thống cách mạng của vùng đất quê hương.
                           2. Một số phong tục tập quán độc đáo của huyện Ứng
                           Hòa
                                Trong tâm thức người dân Ứng Hòa nói riêng và nét đặc
                           trưng văn hóa của người Việt Nam nói chung, những nghi lễ

                           liên quan đến vòng đời luôn được coi trọng thực hiện. Đồng
                           thời, các tục, hèm thể hiện sự tôn vinh, gắn kết nghĩa tình
                           giữa những trong gia đình cũng như tình làng, nghĩa xóm rất
                           sâu sắc.
                              - Tục sinh nở:
                              Mỗi đứa trẻ được sinh ra đều mang theo hy vọng  về sự
                           mạnh khỏe, thành đạt, bình an của các thành viên trong gia
                           đình,  ước  vọng  đó  đầu  tiên  biểu  hiện  ở  các  hoạt  động  thực
                           hiện trang  trọng  các  nghi  lễ  như  đầy  tháng,  thôi  nôi… Bên

                           cạnh đó, còn có các  phong tục "bán con" cho người khác họ
                           hoặc  nhà  chùa,  đền,  phủ  trong  trường  hợp  đứa  trẻ  sinh  ra
                           hay ốm đau, khó nuôi gọi là bán khoán cho nhà Phật hoặc
                           cho làm đệ tử, ghế đệm của Đức Ông (Đức Thánh Trần). Khi
                           đứa trẻ được 18 tuổi sẽ làm lễ đón về, như vậy thì đứa trẻ
                           mới trưởng thành bình thường được.
                              - Tục cưới xin:
                              Cũng giống như tư duy của tổ chức làng của đồng bằng
                           trước  đây,  trai  gái  trong  làng  thường  lấy  nhau,  ít  khi  lấy
                           người  làng  khác,  đúng  hơn  là  không  muốn  lấy  người  làng
                           khác. Thậm chí còn có một số thôn còn đưa việc nghiêm cấm

                           lấy vợ, lấy chồng ở một số làng cụ thể vào trong khoán ước.
                              + Tục kết chạ:
                                Kết  chạ  là  sự  kết  nghĩa  giữa  hai  làng  với  nhau.  Có
                           nhiều mô hình kết chạ: phổ biến là hai làng hoặc có thể là ba,
                           bốn làng. Kết chạ có nhiều lý do khác nhau, nhưng dù lý do
                           nào thì tục kết chạ cũng là biểu tượng cho nét văn hóa làng
                                                             211
   206   207   208   209   210   211   212   213   214   215   216