Page 216 - Cuốn 70 năm (c)
P. 216
thường diễn ra vào ngày 12 tháng 3 âm lịch. Lễ hội của hai
làng Nam Dương và Văn Giang thể hiện những nét đẹp trong
văn hóa của người Việt, giúp mỗi người dân hướng về cái
thiện, hướng về cội nguồn dân tộc, gắn chặt tình đoàn kết,
góp phần tô đậm những nét đẹp trong văn hóa phong tục của
quê hương giàu truyền thống dân tộc.
+ Lễ hội làng Nội Xá (xã Vạn Thái):
Đình Nội Xá được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIV - XV
để tưởng nhớ công lao diệt giặc Minh của ông Trịnh Khánh
Tuyết. Ông được vua Lê Thái Tông sắc phong là Trung đẳng
Phúc thần và cho làm miếu thờ sau khi mất. Đến thời vua Lê
Thánh Tông, ông được là Đương Cảnh Thành hoàng, sắc tặng
thần hiệu là Uy Quốc Khánh Tuyết Hoàng Tử Đại, Sinh
Nhân Quốc Chính Uy Nghi Lĩnh Thánh Đại Vương. Trước
đây, đình có quy mô khá bề thế với nhiều hạng mục công
trình, tuy nhiên, hiện nay đình Nội Xá chỉ còn đại đình gồm
đại bái và hậu cung. Đình Nội Xá được xếp hạng di tích lịch
sử cấp quốc gia năm 2000.
Lễ hội được diễn ra hằng năm: mùng 10 tháng Giêng là
lễ hội chính. Ngoài ra, trong năm còn có tổ chức vào các ngày:
Ngày 15 tháng 2 (âm lịch) là ngày ra quân đi đánh giặc; ngày
06 tháng 8 (âm lịch) là ngày sinh nhật của Ngài; ngày 10
tháng 11 (âm lịch) là ngày mất (hóa) của Ngài.
Nghi lễ chính trong lễ hội của Nội Xá: Các bước chuẩn
bị cho lễ hội gồm phân công ban tổ chức lễ hội, ban khánh
tiết chịu trách nhiệm tu lễ sắm lễ. Các bước tổ chức trong
nghi lễ gồm: Tổ chức rước thành hoàng từ miếu về đình;
Thần về tới đình, ban tổ chức tiến hành thực hiện các bước
trong nghi lễ: Ông trưởng thôn lên khai mạc và chúc Tết đầu
xuân, chi hội người cao tuổi lên đọc thần tích của Thành
hoàng. Phần dâng lễ, dâng hương gồm Đảng ủy, Hội đồng
216