Page 218 - Cuốn 70 năm (c)
P. 218
thần có công với làng. Việc tổ chức lễ hội hằng năm còn góp
phần bảo tồn và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa đặc
sắc của địa phương.
Không chỉ mang ý nghĩa giáo dục, hội làng còn chứa đựng
hồn cốt văn hóa Việt Nam vẫn được nuôi dưỡng, gìn giữ qua
hàng nghìn đời nay.
+ Hội làng Hòa Tranh (xã Hòa Lâm):
Hội làng được tổ chức vào ngày 19 tháng 7 âm lịch hằng
năm. Phần lễ được diễn ra tuần tự và nghiêm trang với ba
phần: nhập tịch, cầu phúc, ca xướng. Mỗi phần công việc đều
được người chủ tế phân chia một cách cụ thể cho mỗi giáp.
Việc làm văn tế do các quan văn đảm nhiệm, giáp chuẩn bị
làm oản và rước oản, giáp cai quản việc ca xướng. Các đồ lễ
dùng để cúng tế đều được người làng đóng góp. Đến khi hành
lễ, các quan viên hàng văn, các trưởng xã, thôn nghe 9 tiếng
trống thì chỉnh tề áo mũ hành lễ theo đúng nghi thức. Các
quan chức cũng chỉnh tề áo mũ, vác trượng dương tán. Nếu
chưa có các quan thì lấy (bàn) thứ hai thay thế.
+ Hội làng Đặng Giang (xã Hòa Phú):
Lễ hội được tổ chức để tưởng niệm ba vị thành hoàng làng
là: Dực Vận Cương Nghị - Bao La Đại vương; Tế Thế An Dân
- Quy Chân Đại vương; Tuyên Khánh - Phổ Huệ - Bát Nhã
Đại vương. Lễ hội được tổ chức tại đình làng Đặng Giang vào
ngày 8 tháng Giêng (ngày sinh Đức thánh Cả) và ngày 12
tháng 3 âm lịch (là ngày sinh của Đức thánh 2 và 3)
Hội làng ở xã Đặng Giang được thực hiện theo các điều
khoán ước được lập từ năm Dương Đức thứ 3 (1674). Hội làng
được diễn ra trong vòng 16 đêm, thực hiện chặt chẽ theo 14
điều khoán ước đã được lập. Hội làng có nghi thức rước thần
với cờ lọng, khí trượng, chiêng trống, mã la chuẩn bị chỉnh tề.
Thi hát xướng cũng được diễn ra một cách trật tự theo sự
218