Page 223 - Cuốn 70 năm (c)
P. 223
nhỏ nên chỉ khoảng 1,2 - l,3kg/con, vịt có sớ thịt mỏng, xương
nhỏ, da căng, ít mỡ, thịt chắc và dai, ăn ngọt và thơm mà
không có loại vịt nào ở miền Bắc có thể sánh bằng. Vịt cỏ Vân
Đình từ một món ăn dân dã, phổ biến trong các bữa ăn gia
đình hay các bữa tiệc đãi khách. Ngày nay, vịt cỏ Vân Đình
là đặc sản được nhiều người khắp nơi trong cả nước yêu
thích, trở thành biểu tượng trong văn hóa ẩm thực của huyện
Ứng Hòa. Bằng những sáng tạo không ngừng, từ nguyên liệu
là thịt vịt, người dân Ứng Hòa đã sáng tạo ra rất nhiều món
ăn khác nhau phù hợp với các mùa trong năm như: tiết canh,
các món nướng, luộc, bọc đất, om sấu, nấu măng, nấu chao,
rang muối, om riềng mẻ, xào sả ớt… Ngoài các yếu tố, khí
hậu, thổ nhưỡng, cách chăn nuôi thì bí quyết chế biến là yếu
tố quan trọng làm cho vịt cỏ Vân Đình trở thành những món
ăn ngon đặc biệt. Trong đó, món cháo vịt Vân Đình đã được
lựa chọn giới thiệu trong danh sách các món ẩm thực Hà
thành. Cháo vịt Vân Đình sánh, ngậy thơm, có màu vàng
nâu. Gần đây, chả vịt Vân Đình đã được phân hạng sản
phẩm OCOP 3 sao.
- Bún Bặt:
Bún Bặt có tên gọi xuất phát từ tên gọi của 3 thôn: Bặt
Ngõ, Bặt Chùa, Bặt Trung thuộc xã Liên Bạt: có nghề làm bún
từ khoảng 300 năm trước, có ngày giỗ tổ nghề vào 20 tháng 8
(âm lịch) hằng năm. Ngày này, người dân trong làng lại tổ chức
kỵ giỗ thánh sư nghề bún, những người con làng Bặt làm bún ở
các nơi xa đều tìm về chốn “quê cha, đất Tổ” bày tỏ lòng thành
kính trước đức tiên sư đã dạy dân nghề độc đáo này.
Bún Bặt là một món ăn gần gũi được làm từ gạo. Ở Việt
Nam, có nhiều nơi làm bún nhưng không mấy nơi làm nên
sợi bún trắng ngần, dẻo, giòn và rất nhiều hình vẻ như bún
làng. Bún Bặt có nhiều loại: bún con bừa sóng thẳng nuột nà,
223