Page 213 - Cuốn 70 năm (c)
P. 213
- Lễ hội, một nét đẹp văn hóa của người dân Ứng Hòa:
Lễ hội là một phần di sản văn hóa phi vật thể đáng tự
hào của huyện Ứng Hòa với 64 lễ hội truyền thống và lễ hội
của đạo Công giáo, hàng trăm lễ hội của thôn, làng. Lễ hội
thường được tổ chức theo truyền thống, phong tục của làng,
gắn với sự tích về thành hoàng. Giữa các làng thì lễ hội được
tổ chức thường không trùng nhau và với quy mô lớn nhỏ khác
nhau. Bên cạnh đó, một số lễ hội nhiều năm mới tổ chức một
lần với có quy mô lớn như có rước kiệu, được tổ chức giao lưu
giữa các thôn như: lễ hội tam thôn xã Phương Tú, lễ hội Hòa
Xá, lễ hội thôn Quảng Nguyên... Có những làng tổ chức
nhiều lễ hội trong năm. Thông thường ngày tổ chức lễ hội là
ngày sinh, ngày kỵ của các thành hoàng, các thần, hay ngày
lễ của Phật.
Cùng giống như hầu hết lễ hội trên đất nước Việt Nam,
các lễ hội ở Ứng Hòa là một sinh hoạt tập hợp nhiều người
trong cộng đồng nhằm tiến hành các nghi thức tôn thờ và
những trò chơi giải trí đặc biệt, được tổ chức thành hai phần:
phần lễ và phần hội.
Phần lễ: Là một hệ thống nghi thức, hành vi, động tác có
định ước, có quy tắc chặt chẽ, được lưu truyền từ đời này qua
đời khác trong đời sống sinh hoạt văn hóa của nhân dân.
Phần lễ thiên về đời sống tâm linh. Phần này có có sự khác
biệt rõ rệt giữa các lễ hội, bởi vì phần lễ được mô phỏng theo
thận tích, thần phả của lễ hội đó.
Phần hội: Thường là các trò diễn, trò chơi dân gian hoặc
các hoạt động vui chơi giải trí để thỏa mãn nhu cầu của đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân thiên về đời thường,
về rèn luyện sức khỏe. Phần này ít có sự khác biệt giữa các lễ
hội.
Lễ hội thường được tổ chức vào các ngày tính theo âm
213