Page 410 - Cuốn 70 năm (c)
P. 410
Bên cạnh sự nhận diện đúng các tiềm năng, lợi thế, để sự
phát triển công nghiệp văn hóa đi đúng hướng và có cách làm
phù hợp thì cũng rất cần thiết phải nhận diện khách quan
những điểm yếu, những khó khăn với phát triển công nghiệp
văn hóa ở Ứng Hòa. Đó là: 1- Hệ thống quản lý còn nhiều lạc
hậu, kém phát huy hiệu quả; 2- Mô hình phát triển (mô hình
quản lý, mô hình đầu tư, mô hình hoạt động) cho toàn ngành
cũng như đối với từng lĩnh vực cụ thể chưa được định hình cụ
thể; 3- Kỹ năng quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ và năng
lực sáng tạo của đội ngũ những người làm trong các lĩnh vực,
các ngành của công nghiệp văn hóa còn khá yếu kém; tính
thích ứng với những đổi mới mạnh mẽ trong nhu cầu và thị
hiếu của công chúng, thị trường còn chậm; 4- Hoạt động hợp
tác giữa các thành tố (các đơn vị quản lý, các doanh nghiệp
kinh doanh, đội ngũ làm công nghiệp văn hóa,...) còn khá rời
rạc, lỏng lẻo, hiệu quả không cao; 5- Thị trường văn hoá của
huyện nói riêng, của Thủ đô và cả nước nói chung có nhiều tiềm
năng, tuy nhiên vẫn chưa được khuyến khích để phát triển.
3. Khơi nguồn giá trị văn hóa truyền thống quê hương,
phát huy các tiềm năng để phát triển công nghiệp văn
hóa tại huyện Ứng Hòa
Từ góc nhìn nghiên cứu, có một số điểm nêu ra để quá
trình thực hiện đạt kết quả trong thực tiễn:
Thứ nhất, tiếp tục nâng cao nhận thức và ý thức lưu giữ,
khơi nguồn, phát huy các giá trị văn hóa của quê hương, phát
huy các tiềm năng để phát triển công nghiệp văn hóa tại
huyện Ứng Hòa. Cần thấy rằng, văn hóa truyền thống quê
hương chính là nguồn sức mạnh nội sinh, là điểm tựa quan
trọng cho sự phát triển, vươn lên của huyện Ứng Hòa trong
lịch sử, hiện tại và tương lai. Tự hào với các di sản văn hóa
410