Page 413 - Cuốn 70 năm (c)
P. 413
trong quá trình giao lưu văn hóa, mở rộng thị trường công
nghiệp văn hóa.
2- Tiếp tục nghiên cứu và bổ sung, từng bước hoàn chỉnh
quy hoạch phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn
huyện với những chiến lược lâu dài. Trong đó có một số điểm
lưu ý: 1- Yêu cầu sử dụng tài nguyên văn hóa một cách hiệu
quả, bền vững, gắn kết chặt chẽ giữa lợi nhuận kinh tế với
gìn giữ nét văn hóa địa phương; 2- Quy hoạch công nghiệp
văn hóa phải được đặt trong chỉnh thể quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương; 3- Trong công tác quy hoạch,
phải định hình mục tiêu lâu dài và mục tiêu trước mắt, làm
cơ sở cho việc xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp lâu dài và
trước mắt; 4- Trong công tác quy hoạch công nghiệp văn hóa
địa phương, phải gắn với quy hoạch vùng và quy hoạch
ngành, tập trung ưu tiên những vùng, những ngành là lợi
thế và có nhiều tiềm năng phát triển của quê hương; 5- Phát
triển công nghiệp văn hóa tại địa phương phải bảo đảm tính
bền vững, tính bảo tồn, giữ vững các giá trị truyền thống,
khắc phục các biểu hiện chạy theo giá trị lợi nhuận mà làm
xâm phạm hoặc mai một giá trị truyền thống.
3- Trong xác định cơ cấu ngành công nghiệp văn hóa ở
địa phương, cần phân định rõ các ngành mũi nhọn, có ưu thế
cạnh tranh, phát triển và phù hợp với điều kiện của huyện.
Bên cạnh đó, xác định cơ cấu vùng trong phát triển công
nghiệp văn hóa cũng là một hướng đi quan trọng, trong giai
đoạn phát triển phôi thai như hiện nay, có thể hình thành
các mô hình “làng nghề du lịch”, “làng văn hóa du lịch”, “làng
nông nghiệp nghiệp du lịch”,... kết hợp đồng bộ giữa hoạt
động sản xuất - kinh doanh - du lịch..., tạo bước đệm để hình
thành các “không gian công nghiệp văn hóa”, “không gian
sáng tạo”,... như một số địa phương ở một số quốc gia đã thực
413