Page 418 - Cuốn 70 năm (c)
P. 418
Xá (thị trấn Vân Đình); đền Đức Thánh Cả (xã Hồng Quang);
chùa Trần Đăng (xã Hoa Sơn), chùa Chòng (xã Trầm Lộng,
nơi gắn liền với An toàn khu Xứ ủy Bắc Kỳ những năm 1942 -
1945); Bảo tàng và tượng đài Khu Cháy (xã Đồng Tân),... Hệ
thống di tích đã phản ánh truyền thống truyền thống lịch sử -
văn hóa lâu đời, tinh thần yêu nước và cách mạng của người
dân Ứng Hòa.
Cùng với sự hiện diện của các di tích là các lễ hội truyền
thống. Ứng Hòa hiện có 64 lễ hội truyền thống và hàng trăm
lễ hội của các thôn, làng, trong đó có những lễ hội mang tầm
vóc, quy mô lớn, được tổ chức vào dịp đầu Xuân, như lễ hội
Đền Đức Thánh Cả, lễ hội Tam thôn xã Phương Tú, lễ hội
Hòa Xá, lễ hội thôn Quảng Nguyên, Lễ hội hai làng Văn
Giang (thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức) và Nam Dương
(xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa) được đưa vào di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia... đã thu hút được đông đảo người dân
tham gia. Mùa lễ hội bắt đầu từ tháng Giêng và rải rác trong
năm; song, tháng Giêng là tháng có mật độ lễ hội nhiều nhất,
thu hút lượng người đến dự hội đông nhất.
Các làng nghề truyền thống lâu đời: Ứng Hòa nổi tiếng
là vùng đất của các làng nghề. Với 28 xã, 1 thị trấn, Ứng Hòa
hiện có 21 làng nghề độc đáo được Ủy ban nhân dân thành
phố công nhận. Mỗi làng nghề mang đến những sản phẩm
đặc trưng, khác biệt so với các làng nghề khác trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Một số làng nghề tiêu biểu của Ứng Hòa
như: làng nghề may áo dài Trạch Xá, xã Hòa Lâm; làng nghề
mây tre đan xuất khẩu thôn Đống Vũ, xã Trường Thịnh; làng
nghề tăm hương xã Quảng Phú Cầu; làng nghề đàn Đào Xá,
xã Đông Lỗ; làng nghề giầy da thôn Thần, xã Minh Đức; làng
nghề sản xuất bún ở các thôn xã Liên Bạt với thương hiệu
“Bún kẻ Bặt”…
418