Page 414 - Cuốn 70 năm (c)
P. 414
hiện thành công.
4- Tổ chức, kết cấu và vận hành của công nghiệp văn
hóa phải chủ yếu dựa vào thị trường để điều tiết. Nhưng để
thực hiện được điều này, đòi hỏi sự tham gia phối hợp của
nhiều chủ thể: 1- Bám sát quan điểm, chủ trương, chính sách
phát triển công nghiệp văn hóa của Đảng, Chính phủ, thành
phố, vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào thực tiễn địa phương.
2- Phát huy tính tích cực, chủ động của cả hệ thống chính trị
toàn huyện, thấu suốt ý nghĩa và sự cần thiết của việc phát
triển công nghiệp văn hóa ở địa phương. 3- Phát huy vai trò
của các thành tố, các lực lượng xã hội khác (của doanh
nghiệp, người dân, của các nhà khoa học,...). Tất cả các chủ
thể tham gia cộng hưởng nhằm phân tích, đánh giá đúng yêu
cầu của thị trường, trên cơ sở đó, kịp thời điều chỉnh các cơ
chế, chính sách đối phó thích ứng có hiệu quả.
5- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên thị trường văn hóa.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là yếu tố bảo đảm cho thị trường
văn hóa phát triển lành mạnh, trực tiếp quyết định sự tồn tại
và phát triển của công nghiệp văn hóa. Đây cũng là lý do một
số nước gọi đây là “công nghiệp bản quyền”. Xây dựng và hoàn
thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ là điều kiện tất yếu để phát triển công nghiệp
văn hóa. Phải hoàn thiện hơn nữa luật sở hữu trí tuệ nhằm
khuyến khích sáng tạo văn hóa mới. Kiên quyết đấu tranh với
các hoạt động kinh doanh văn hóa phi pháp, bảo đảm tính hợp
pháp của chủ thể kinh doanh sản phẩm văn hóa.
6- Nâng cao trình độ thưởng thức văn hóa của quần
chúng. Công nghiệp văn hóa nhằm phục vụ cho số đông quần
chúng, gắn liền với sự phát triển của văn hóa đại chúng. Bởi
vậy, phát triển công nghiệp văn hóa phải trên cơ sở nâng cao
nhận thức và trình độ thưởng thức cho người tiêu dùng sản
414