Page 424 - Cuốn 70 năm (c)
P. 424
lịch mới có sự kết hợp hài hòa giữa nguồn vốn văn hóa và
khoa học công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo.
Để xây dựng, hình thành du lịch thông minh cần quyết tâm
chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trên cơ sở đề
xuất, tham mưu của các phòng, ban chức năng, trực tiếp là
Phòng Văn hóa - Thông tin huyện. Du lịch là một ngành kinh
tế tổng hợp có sự đan xen, kết hợp của lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, xã hội, thương mại, an toàn thực phẩm, quản lý thị
trường, giao thông, an ninh trật tự, y tế… vì thế cần sự phối
kết hợp của các ban, ngành, cấp ủy và chính quyền địa
phương các cấp trong việc chia sẻ kinh nghiệm, huy động
nguồn lực để cùng tham gia xây dựng, phát triển du lịch
thông minh.
Thứ hai, đổi mới cơ chế, chính sách và tăng cường nguồn lực
đầu tư cho du lịch thông minh. Trên cơ sở cơ chế, chính sách
chung về phát triển kinh tế - xã hội - du lịch, dịch vụ của
thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân huyện cần tiến hành
nghiên cứu, xây dựng, ban hành những cơ chế, chính sách
đặc thù cho phát triển văn hóa, du lịch. Bố trí quỹ đất cần
thiết để đầu tư, xây dựng các công trình, địa điểm văn hóa,
du lịch, giải trí hiện đại, đáp ứng nhu cầu tham quan, trải
nghiệm văn hóa của du khách trong và ngoài nước. Có chính
sách ưu đãi về thuế, phí cho các doanh nghiệp, các hộ gia
đình, các cá nhân tham gia kinh doanh, khai thác, phát triển
du lịch thông minh.
Bố trí nguồn lực tương xứng để đầu tư cơ sở hạ tầng du
lịch, nhất là hạ tầng khoa học công nghệ, thông tin truyền
thông, internet, mạng xã hội. Mạng lưới công nghệ thông tin
cần có sự đồng bộ, kết nối giữa cơ quan quản lý, đơn vị kinh
doanh lữ hành, địa điểm du lịch, tạo hệ sinh thái du lịch
thông minh bền vững.
424