Page 65 - Cuốn 70 năm (c)
P. 65
mật, kinh nghiệm công tác của đội ngũ cán bộ được nâng lên.
Hoạt động mối liên lạc ở khu vực trung tâm được bảo mật
chặt chẽ. Nhờ đó, ATK Trầm Lộng trở thành nơi bảo vệ an
toàn cho các đồng chí lãnh đạo Đảng và Xứ ủy.
Đêm 21/11/1942, địch về vây bắt các đồng chí lãnh đạo
Đảng tại Nam Ứng Hòa, song được cán bộ, nhân dân bảo vệ,
che giấu, các đồng chí lãnh đạo Xứ ủy đã rút lui an toàn. Sau
khi địch rút lui, Xứ ủy phân công đồng chí Trần Thị Minh
Châu ở lại để gây dựng, củng cố phong trào. Được nhân dân
che giấu và giúp đỡ, đồng chí đã bám trụ tại cơ sở, ban ngày
ẩn náu ngoài đồng, tối đến lần về thôn xóm, cùng các đảng
viên còn lại tiếp tục gây dựng phong trào, chỉ đạo chống địch
khủng bố.
Sau khi đồng chí Bạch Thành Phong chuyển đi, đồng chí
Trần Thị Minh Châu làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông từ tháng
12/1942 đến tháng 4/1943. Đồng chí vẫn lấy Trầm Lộng là cơ
sở trú chân để hoạt động.
Để khích lệ tinh thần cách mạng của quần chúng, nhân
dịp hội chùa Hương mùa xuân 1943, Xứ uỷ Bắc Kỳ giao
nhiệm vụ cho Tỉnh ủy Hà Đông phối hợp cùng Tỉnh ủy Hà
Nam tổ chức cuộc đấu tranh tuyên truyền tại chùa Hương với
các hình thức: rải truyền đơn, treo cờ, diễn thuyết công khai
chớp nhoáng ở những nơi đã định từ trước. Cuộc đấu tranh
này do đồng chí Trần Thị Minh Châu, Bí thư Tỉnh ủy trực
tiếp chỉ đạo, đồng chí đã huy động quần chúng nhân dân hai
huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức tham gia cuộc đấu tranh này.
Tuy nhiên, cuộc đấu tranh diễn ra không đúng như kế hoạch
đã dự kiến vì đến trước giờ khởi sự, người được phân công
treo cờ tại chùa Thiên Trù bị lộ. Bọn thống trị tung mật
thám, lính tráng tuần phiên lùng sục khắp nơi. Cuộc diễn
thuyết lớn tại chùa Thiên Trù không thành nhưng nhiều
65