Page 67 - Cuốn 70 năm (c)
P. 67
Vào giữa năm 1942, đồng chí Văn Tiến Dũng vượt nhà tù
đế quốc nhưng không liên lạc được với Đảng. Đồng chí đã về
tự hoạt động gây cơ sở ở phía bắc huyện Mỹ Đức. Đồng chí đã
giác ngộ được viên Lý trưởng làng Vĩnh Lạc, được người lý
trưởng có tinh thần yêu nước này giúp đỡ, đồng chí đã đóng
vai nhà sư, gọi là sư Hà, đến ở tại chùa Bột Xuyên.
Chỉ một thời gian ngắn, đồng chí Văn Tiến Dũng đã liên
lạc được với đồng chí Hoàng Quốc Việt, Ủy viên Ban Thường
vụ Trung ương Đảng, Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ và được bố trí về cơ
sở cách mạng Hòa Xá (Ứng Hòa), do lúc này Hòa Xá đã có Tổ
đảng. Trong thời gian ở Hòa Xá, đồng chí được cán bộ, đảng
viên và quần chúng cách mạng bảo vệ và phục vụ chu đáo, tận
tình. Gia đình bà Đỗ Thị Hỷ là một cơ sở tin cậy được chọn
làm địa điểm nuôi giấu, bảo vệ đồng chí Văn Tiến Dũng, Tổ
đảng Hòa Xá còn phân công quần chúng làm nhiệm vụ liên
lạc, đưa đón, bảo vệ đồng chí mỗi khi đồng chí công tác tại
Hòa Xá . Là một cán bộ của Đảng có nhiều kinh nghiệm hoạt
1
động, nên trong thời gian ở Hòa Xá, đồng chí Văn Tiến Dũng
đã có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng phong trào
địa phương như: giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ đảng viên, cán bộ
cốt cán cho phong trào, chỉ đạo, hướng dẫn công tác đấu tranh
tuyên truyền, xây dựng cơ sở, phát triển tổ chức quần chúng...
Những đóng góp tích cực, tinh thần cách mạng, bản lĩnh, kinh
nghiệm hoạt động của đồng chí là những bài học quý và để lại
những dấu ấn, tình cảm sâu đậm đối với cán bộ, đảng viên và
quần chúng cách mạng của Hòa Xá.
_______________
1. Nghiêm Thị Tuỳ, Nghiêm Thị Dậu là thanh niên phản đế đặc trách việc
chở đò đưa đồng chí Văn Tiến Dũng qua sông khi có ám hiệu của ông Diễm
gọi. Có một vài lần bị địch vây bắt, hai bà đã dũng cảm vượt sông đưa đồng
chí Văn Tiến Dũng thoát nạn.
67