Page 66 - Cuốn 70 năm (c)
P. 66

cuộc  diễn  thuyết  chớp  nhoáng,  treo  cờ  rải  truyền  đơn  vẫn
                           diễn ra trong và ngoài khu vực chùa Hương Tích, gây được
                           ảnh hưởng rộng rãi vang xa đối với khách thập phương đi hội
                           chùa. Sau cuộc đấu tranh này, Xứ uỷ điều đồng chí Trần Thị
                           Minh  Châu  đi  công  tác  nơi  khác,  đồng  chí  Văn  Tiến  Dũng
                           được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông.
                              Trong thời gian gần một năm (6/1942 - 4/1943) với vai trò
                           là  Trưởng  ban  ATK  (6/1942  -  1942)  và  Bí  thư  Tỉnh  ủy  Hà

                           Đông (12/1942 - 4/1943), đồng chí Trần Thị Minh Châu đã có
                           nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng tỉnh Hà Đông nói
                           chung  và  phong  trào  cách  mạng  huyện  Ứng  Hòa  nói  riêng.
                           Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Trần Thị  Minh Châu, nhân
                           dân Ứng Hòa và nhân dân trong ATK Trầm Lộng đã hoàn
                           thành xuất sắc vai trò của mình: là nơi nuôi dưỡng, là thành
                           lũy vững chắc, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cơ quan Trung
                           ương và các lãnh đạo cốt cán của Đảng, nơi chứng kiến nhiều
                           sự kiện chính trị lớn của Đảng; nơi cơ quan lãnh đạo Xứ ủy

                           về đóng và tổ chức được các lớp huấn luyện cho cán bộ địa
                           phương, nơi đặt xưởng in (ở nhà Tổ của chùa Chòng) để in ấn
                           tài liệu của Đảng.
                              -   Đồng  chí  Văn  Tiến  Dũng  với  phong  trào  cách  mạng
                           huyện Ứng Hòa:
                              Đồng chí Văn Tiến Dũng sinh ngày
                           02/5/1917  tại  xã  Cổ  Nhuế,  huyện  Từ
                           Liêm, thành phố Hà Nội (nay là phường
                           Cổ  Nhuế  2,  quận  Bắc  Từ  Liêm,  thành
                           phố  Hà  Nội).  Năm  17  tuổi,  Văn  Tiến
                           Dũng  ra  Hà  Nội  làm  thuê  cho  một  số
                           xưởng  dệt.  Chính  trong  những  ngày
                           tháng gian lao này, Văn Tiến Dũng được
                           giác  ngộ  và  đi  theo  con  đường  cách
                           mạng.

                                                             66
   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71