Page 147 - 60 nam chu nghia & noi niem
P. 147
60 NĂM, CHỮ NGHĨA VÀ NỖI NIỀM LÊ TRÚC KHANH
Ngay từ cổng dẫn vào bảo tàng, với hàng rào bao bọc đã cho thấy sự
kỳ công sưu tầm của chủ nhân (Cũng là hàng rào của Công viên Lưu Hữu
Phước trước kia). Những chủ đề trong bộ “sưu tập khổng lồ” của Hà có
thể kể như: Các kiểu cổng nhà xưa ở miền Tây, nhà cổ Nam bộ, vườn bon-
sai cây cảnh sở hữu hơn 200 giải thưởng trong và ngoài nước; gần 200
áo dài Nam bộ xưa, các loại phương tiện giao thông đã từng sử dụng ở
miền Nam trước 1975, dòng gốm sứ Nam bộ xưa, đặc biệt là bộ sưu tập
gốm sứ Cây Mai một thời vang bóng, báo chí xưa, các loại cúp thể thao,
các máy hát cũ, các phương tiện truyền thanh… Đặc biệt hơn, là những
xe GMC, xe quân sự, kể cả những hầm trú ẩn trong chiến tranh cải tạo
thành phòng ngủ dành cho khách tham quan cần lưu lại.
Chàng thanh niên Nguyễn An Hà ngày nào giờ đã bước qua tuổi bốn
mươi lăm, nhưng trái tim nhiệt tình với ngọn lửa đam mê vẫn còn cháy
rực như thời hai mươi tuổi!
Tôi vốn không phải là người ham mê cổ vật mà chỉ yêu thích văn
chương. Vì vậy, lần đầu khi đến Thới An Đông, ghé nhà Nguyễn An Hà
(lúc nầy chưa có bảng “Bảo tàng Cầm Thi”) đã choáng ngợp vì những thứ
mà anh sưu tập. Chính anh cho biết, đã phải bỏ công hàng chục năm
kết hợp với một đội ngũ thợ khéo tay dựng và lắp ghép mô hình nhà cổ
sưu tập ở Cần Thơ. Những viên gạch lót nền được anh cất công đi xin từ
Trường THPT Châu Văn Liêm (Trường Phan Thanh Giản cũ) - Cần Thơ
trong thời điểm trường tiến hành trùng tu và xây dựng mới. Còn những
mảng gạch ốp tường và hàng rào bao quanh căn nhà thì có nguồn gốc từ
công viên Lưu Hữu Phước. Ta càng thích thú hơn khi ngồi trên băng đá kê
ở ngoài sân, vì biết được đây là những chiếc băng ở sân nhà một nhân vật
nổi tiếng tại Cần Thơ: ông Cả Đài. Ngôi nhà của ông hiện vẫn còn dấu vết
ở một ngôi chợ nhỏ mang tên ông: Chợ Cả Đài, nằm ở góc giao của hai
con đường Ngô Quyền và Trương Định. Bên cạnh những tấm liễn, hoành
phi, bàn, ghế được chạm trổ vô cùng tinh xảo, ta còn được nhìn ngắm
gần 200 chiếc áo dài xưa; đặc biệt là trang phục của các quan lại và áo
dài của người phụ nữ Cần Thơ từ những năm giữa thế kỷ XX. Chạm tay
vào hiện vật, ta mơ hồ như đâu đây còn bóng dáng những nàng xuân nữ
một thời, nức tiếng vì nhan sắc đằm thắm, vì sự thùy mị, nết na của một
vùng quê “đất lành chim đậu”.
2.
Trong vô số những hiện vật nầy, tôi chú ý ngay đến những tờ báo
mà màu giấy đã úa vàng theo năm tháng: Tờ An Hà Báo, xuất bản tại
150